Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Tuyển sinh mất cân đối giữa nhu cầu và đào tạo nghề - Nguy cơ thừa lao động, thiếu việc làm

08:45, 12/11/2017

Trong vài năm gần đây, công tác tuyển sinh các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, nhất là các nghề có nhu cầu lớn như: công nghệ ô tô; điện lạnh... Nhưng cũng chính vì nghề "hot" nên gần như các trường nghề từ Cao đẳng, Trung cấp đều thi nhau mở. Điều này dẫn đến nguy cơ thừa nguồn lao động.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc là một trong những trường dạy nghề đầu tiên trên địa bàn tỉnh mở mã nghề công nghệ ô tô. Đây cũng chính là nghề chủ đạo của trường. Năm nay, với chỉ tiêu 230 cho mã ngành này, trường tuyển đủ và vượt ngay trong đợt tuyển sinh đầu tiên.

Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn đa
Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn thu hút lượng lớn học sinh đăng ký học nghề. Một số ngành nghề có lượng học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu.

Ông Hồ Văn Đàm - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt - Hàn cho biết: “Hiện nay công tác tuyển sinh của nhà trường đã kết thúc, kết quả 100% ngành nghề tuyển đủ học sinh. Trong đó, một số ngành thu hút nhiều học sinh như công nghệ ô tô, điện công nghiệp, máy lạnh điều hòa không khí”.

Không chỉ nghề công nghệ ô tô; kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, điện cũng là những nghề thu hút đông học sinh. Năm nay, trong tổng số 10.000 chỉ tiêu thì các chỉ tiêu vượt đều rơi vào các nghề trên. Dù là những nghề này đang có nhu cầu sử dụng lao động nhiều nhưng nếu các trường đua nhau đào tạo thì vài năm tới tình trạng thừa lao động kỹ thuật là khó tránh khỏi.

Trao đổi về vấn đề này, ông Dương Xuân Phúc - Phụ trách phòng Thông tin thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: “Thực tế hiện nay, một số ngành nghề thu hút nhiều học sinh như công nghệ ô tô, điện công nghiệp, máy lạnh điều hòa… sẽ dẫn đến tình trạng thừa nhưng vẫn thiếu thợ trong tương lai, bởi các donah nghiệp đều muốn sử dụng lao động có tay nghề cao. Vì vậy khi các bạn học sinh đăng ký ngành nghề học cần xác định nghề nghiệp và hướng đi trong tương lai để có quyết định đúng đắn, không chạy theo số đông. Bên cạnh đó, các trường cũng cần đưa ra mô hình giảng dạy phù hợp với xu thế hiện nay để tránh tình trạng dư thừa”.

nghe
Công nghệ ô tô; điện lạnh; may mặc là những ngành học thu hút đông đảo học sinh đăng ký trong vài năm gần đây.

Thực tế nhu cầu sử dụng lao động hiện nay của các doanh nghiệp không chỉ tập trung ở các ngành nghề: công nghệ ô tô; kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí, điện, may mặc mà các nghề như cơ khí, hàn, kỹ thuật xây dựng, đóng tàu thủy hay hầm lò… cũng đều được các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhưng người không không mấy mặn mà.

Lý giải thực trạng này, ông Dương Xuân Phúc, Phụ trách phòng Thông tin thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh chia sẻ thêm: “Nhu cầu của doanh nghiệp cần lao động trong lĩnh vực cơ khí, gò hàn rất lớn, mức lương cao. Tuy nhiên thực tế số lượng học sinh theo ngành nghề này ngày càng giảm do môi trường làm việc nặng nhọc”.

Nói về các giải pháp khắc phục thực trạng này, ông Đặng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: “Trước nhu cầu tuyển dục thực tế của các doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tham mưu với tỉnh định hướng giao chỉ tiêu tuyển sinh nghề năm 2018. Cụ thể sẽ có điều chỉnh chỉ tiêu ở một số ngành nghề để phù hợp với thị trường lao động”.

Xu hướng
Xu hướng "né tránh" các ngành nghề nặng nhọc có thể dẫn đến nguy cơ thừa lao động, thiếu việc làm trong tương lai.

Hệ lụy của việc các trường Đại học tuyển sinh ồ ạt các khối ngành kinh tế, tài chính - ngân hàng cách đây không lâu khiến nhiều sinh viên không tìm được việc làm sau khi ra trường chính là bài học đối với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, nếu những bất cập như: công tác tuyển sinh mất cân đối giữa đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng; còn người học “né tránh” nghề nặng nhọc không sớm khắc phục./.

Thu Hiền – Ngọc Mai

[links()]