Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Đột phá ở vùng đất "khát"

09:20, 22/06/2016

Nhờ biết tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, cùng với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vùng đất "khát" Nghi Văn – Nghi Lộc đã có thêm điều kiện và cơ hội vươn lên phát triển toàn diện. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/ người/ năm, lệ hộ nghèo còn 9,2%.

Sau thành công Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã Nghi Văn đã xây dựng 3 đề án cụ thể trên các lĩnh vực. Đó là: "Quy hoạch sử dụng đất", "Xây dựng nông thôn mới" và "Huy động nguồn lực xây dựng hạ tầng". Hàng năm, xã đã tập trung rà soát lại nguồn đất để nâng cao hiệu quả sử dụng; Thu hồi các diện tích đất đã giao nhưng sản xuất kém hiệu quả để quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, các trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn. Nhờ đó, đến nay, toàn xã đã có hơn 20 trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, trong đó có 3 trang trại có quy mô lớn nhất huyện Nghi Lộc. Đặc biệt, xã quy hoạch được 90ha ở vùng đất mỏ Seccolanh để sản xuất gốm sứ và 5ha ở vùng đất Eo sâu sản xuất rau sạch.

Trang trai  nuôi lợn nái siêu nạc của anh Cao Văn_ Hoàng -xóm 1 xã Nghi Văn mỗi năm thu lãi 2,1 tỷ _đồng.JPG
Trang trai nuôi lợn nái siêu nạc của anh Cao Văn Hoàng - xóm 1, xã Nghi Văn, mỗi năm thu lãi 2,1 tỷ đồng

Trang trại anh Cao Văn Hoàng - xóm 1 xã Nghi Văn là một trong những trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn nhất trên địa bàn huyện. Từ vùng đất Cửa Khe Hố rộng 3ha bị bỏ hoang, gia đình anh đã mạnh dạn xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái siêu nạc. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay trang trại của anh đã thu lãi 2,1 tỷ đồng/năm. Anh Hoàng chia sẻ: “Từ vùng đất bãi cỏ mọc dày, thế mà hôm nay gia đình tôi có được trang trại chăn nuôi, cuộc sống đã được ổn định. Nếu không có chủ trương của Đảng và Nhà nước, những nông dân nghèo như chúng tôi không biết đến bao giờ mới “đổi đời” được. Chủ trương của Đảng bộ đã giữ chân thanh niên nông thôn như chúng tôi ở lại với quê hương”.

Từ vùng đất "khát", Đảng ủy xã Nghi Văn cũng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Từ 2ha hành tăm ở xóm 1, xã đã vận động nhân dân mở rộng thêm 20 đến 30ha trên các diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả ở 6 xóm trên địa bàn.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp
Bà con nông dân tích cực đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Trong xây dựng nông thôn mới, Nghi Văn được xem là địa phương gặp nhiều khó khăn nhất vì có địa bàn rộng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Do vậy, Đảng ủy xã đã ban hành chương trình "Tiếp tục triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020". Thực hiện phương châm "Tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí cần nguồn lực lớn làm dần"; xã tập trung đa dạng hóa, huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Sau gần 1 năm triển khai, xã đã có thêm 2 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng năm 2016 này, xã đang trên đà phấn đấu để đạt thêm 2 tiêu chí; phấn đấu chậm nhất 2020 sẽ về đích nông thôn mới.

Nhiều hoạt động văn hoá đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia
Nhiều hoạt động văn hoá đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia

 Nhờ biết tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, cùng với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vùng đất “khát” Nghi Văn đã có thêm điều kiện và cơ hội vươn lên phát triển toàn diện. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/ người/ năm, lệ hộ nghèo còn 9,2%. Tình hình văn hóa – xã hội, tiếp tục có sự chuyển biến quan trọng, nhất là các phong trào thi đua đã được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân.

Đời sống nhân dân xã Nghi Văn ngày càng khởi sắc
Đời sống nhân dân xã Nghi Văn ngày càng khởi sắc

Đồng chí Đoàn Văn Dũng – Bí thư Đảng ủy xã Nghi Văn - Nghi Lộc cho biết:“Từ việc triển khai Nghị quyết của Đảng ủy, thì đã có nhiều mô hình của quần chúng nhân dân áp dụng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả, từ đó tác động đến đời sống của nhân dân. Hiện nay, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều khởi sắc”.

(Hồng Vinh)