Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Bệnh Tâm thần phân liệt đang gia tăng trong cuộc sống hiện đại

14:24, 21/05/2017

Trong số các loại loạn thần, tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, điển hình nhất. Điều đáng nói là căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở người trẻ, lứa tuổi từ 15-30 và đang có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại.

17 tuổi, em C.T.H ở xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp đã mắc căn bệnh tâm thần phân liệt từ 2 năm nay. Biểu hiện bệnh điển hình của Hoa là miệng luôn nói lảm nhảm, không kiểm soát được lời nói và cảm xúc, hành vi.

Theo chia sẻ của mẹ em C.T.H: “H hay nói nhảm về đêm, thậm chí khóc lóc, hát. Nếu có ai can ngăn H sẵn sàng phản ứng mạnh.”

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tìm đến bệnh viện đều đã trở nặng do tâm lý e ngại, giấu bệnh.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tìm đến bệnh viện đều đã trở nặng do tâm lý e ngại, giấu bệnh.

H chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân trẻ hiện đang điều trị căn bệnh Tâm thần phân liệt tại cả 2 khoa Tâm thần nam và tâm thần nữ, Bệnh viện Tâm thần kinh Nghệ An. Điều đáng nói là do tâm lý e ngại, giấu bệnh mà hầu hết những bệnh nhân được người nhà đưa vào đây thường đã ở giai đoạn nặng.

Bác sỹ Nguyễn Đức Cường - Trưởng Khoa Tâm thần nữ, Bệnh viện Tâm thần kinh Nghệ An cho biết: “Khi bệnh nhân bị chuẩn đoán Tâm thần phân liệt đồng nghĩa với việc sống phụ thuộc vào người thân. Đó là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc cả đời vì nếu dừng thuốc, bệnh sẽ tái phát và thêm trở nặng.

a
Số người trẻ mắc bệnh Tâm thần phân liệt có xu hướng gia tăng.

Theo thống kê, trên thế giới, bệnh tâm thần phân liệt chiếm 50% số lượng người bệnh tâm thần, ở Việt nam con số này lên tới 80% số người bệnh tâm thần nhập viện. Số liệu năm 2016 tại bệnh viện tâm thần kinh Nghệ An, trong số gần 3.700 bệnh nhân điều trị thì có tới gần 2.000 người mắc căn bệnh này, trong đó số người trẻ chiếm tới 2/3, thậm chí có những trường hợp mới chỉ 15 tuổi.

Bác sỹ Trần Thị Tuyết - Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần kinh Nghệ An cho biết thêm: “Bệnh Tâm thần phân liệt ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng. Nguyên nhân do công nghệ thông tin phát triển, áp lực công việc, áp lực học hành. Người bị bệnh Tâm thần phân liệt thường hay phủ định bệnh, có biểu hiện chống đối gây khó khăn cho việc chữa trị.”

a
Người mắc bệnh Tâm thần phân liệt sẽ là gánh nặng của gia đình vì không thể nuôi sống và tự chăm sóc bản thân.

Hiện nay, y học thế giới vẫn chưa tìm ra căn nguyên của bệnh Tâm thần phân liệt nên việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng với nguy cơ tái phát lên tới 100%. Tuy nhiên, theo các bác sỹ, để có được kết quả tốt, bệnh cần được điều trị sớm và điều trị toàn diện với sự kết hợp của nhiều liệu pháp. Trong đó, rất cần sự hợp tác của gia đình người bệnh cũng như sự theo dõi lâu dài và liên tục tại cơ sở chuyên khoa tâm thần.

(An Duyên - Phạm Hoa)