Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Phát huy vai trò, bản sắc của cộng đồng các dân tộc Thái – Ka đai trong hội nhập và phát triển bền vững

10:44, 25/06/2017

Sáng nay (25/6), tại huyện Con Cuông, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã khai mạc Hội nghị Quốc gia về Thái học lần thứ VIII, năm 2017 với chủ đề "Phát huy vai trò, bản sắc của cộng đồng các dân tộc Thái – Ka đai trong hội nhập và phát triển bền vững".

Dự hội nghị, có đại diện Ban Chỉ đạo Tây bắc, đại diện Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, đại diện Ban Dân tộc các tỉnh có đông cư dân ngữ hệ Thái – Kadai sinh sống cùng đông đảo các nhà khoa học.

Về phía tỉnh Nghệ An, có đồng chí Lê Minh Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đoàn chủ trì hội nghị
Đoàn chủ trì hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Trưởng Ban Tổ chức đã trình bày tóm tắt vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển Chương trình Thái học Việt Nam trong suốt  gần 30 năm qua với các chủ đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế,… của đồng bào Thái - Kadai, bao gồm các tộc người: Thái, Tày, Nùng, Lào, Lự... thu hút được tổng số hơn 519 nhà Thái học trên cả nước tham gia với gần 500 báo cáo khoa học.

GS.TS Phạm Hồng Tung phát  biểu khai mạc hội nghị
GS.TS Phạm Hồng Tung phát biểu khai mạc hội nghị

GS.TS Phạm Hồng Tung nhấn mạnh: Việc phối hợp với UBND các tỉnh tổ chức Hội nghị Thái học tại các địa phương có đông cư dân các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai sinh sống là một chủ trương đúng và có hiệu quả, thiết thực góp phần vào việc tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị, di sản văn hóa của các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở các địa phương, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Thông Việc tổ chức hội nghị Thái học tại Nghệ An là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc giữ gìn những giá trị lịch sử và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Thông: Việc tổ chức hội nghị Thái học tại Nghệ An là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc giữ gìn những giá trị lịch sử và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam.

Đồng chí Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng Trưởng Ban Tổ chức cũng khẳng định: Việc tổ chức hội nghị Thái học tại Nghệ An là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc giữ gìn những giá trị lịch sử và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam. Tại Nghệ An, dân tộc Thái  có mặt tại 12 huyện, thị và thành phố Vinh.  Đây cũng là dân tộc ít người có dân số đông nhất trong cộng đồng các dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh với trên 324 nghìn người, có những nét văn hoá đặc sắc, phong phú và đa dạng.  Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá dân tộc càng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước. Việc lựa chọn tỉnh Nghệ An đăng cai tổ chức Hội nghị quốc gia về Thái học lần thứ VIII sẽ góp phần tiếp tục cổ vũ, động viên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển.

Chương trình văn nghệ chào mừng hội nghị
Chương trình văn nghệ chào mừng hội nghị
Đại biểu dự Họi nghị
Đại biểu dự Họi nghị

Hội nghị Quốc gia về Thái học Việt Nam lần thứ VIII được tổ chức với chủ đề “Phát huy vai trò, bản sắc cộng đồng các dân tộc Thái- Kadai trong hội nhập và phát triển bền vững”. Với 4 chủ đề chính: phát huy vai trò, bản sắc cộng động các dân tộc Thái- Ka dai trong hội nhập và phát triển bền vững về văn hóa, về xã hội, về kinh tế và về môi trường.

Hội nghị lần này đã nhận được 142 báo cáo khoa học của 149 tác giả gửi đến từ 13 tỉnh thành. Trong đó, gần một nửa số tác giả là người các dân tộc ngữ hệ Thái- Kadai và nhiều tác giả có bề dày nghiên cứu khoa học.

Hội nghị lần này đã nhận được 142 báo cáo khoa học của 149 tác giả gửi đến từ 13 tỉnh thành.
Hội nghị lần này đã nhận được 142 báo cáo khoa học của 149 tác giả gửi đến từ 13 tỉnh thành.

Các báo cáo, tham luận tập trung vào các chủ đề như: Điều kiện tự nhiên vùng cư trú của người Thái với sự nghiệp phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Đôi nét về người Thái Nghệ An và các nhóm Thái Con Cuông, tính chất, bản sắc và khả năng thích ứng của người Thái trong phát triển bền vững về xã hội; Vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong hệ thống chính quyền và hệ thóng chính trị tỉnh Nghệ An; Tri thức địa phương của người Thái huyện Quế Phong trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng Pù Hoạt, Những đóng góp của dòng họ Nông- Thổ ty người Tày tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng và vùng giáp ranh...

Các báo cáo đều ít nhiều đề cập đến những vấn đề có tính thời sự, cấp bách được các học giả quan tâm nhiều nhất, đó là: các vấn đề truyền thống chuyển dịch sang các vấn đề của cuộc sống đương đại, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề nóng đang đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc ít người.

Tác giả trình bày tại tiểu ban
dfhdhdh
Tác giả trình bày tham luận tại các tiểu ban

Hội nghị cũng đã chia thành 2 tiểu ban chuyên môn, mỗi tiểu ban gồm 2 phiên họp tiến hành họp và thảo luận và đề xuất nhiều ý kiến có giá trị ý nghĩa thực tiễn, đã có 26 tham luận đã được trình bày trong phiên khai mạc và 4 phiên họp ở cả 2 tiểu ban.

Sau 1 ngày diễn ra, hội nghị quốc gia về Thái học lần thứ VIII đã thành công tốt đẹp. Thông qua đó, đã làm sáng tỏ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái Kadai, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đề xuất các chính sách và cơ chế phục vụ cho mục tiêu phát triển đối với cộng đồng Thái- Kadai Việt Nam, trên quan điểm phát triển bền vững vùng Tây Bắc và cả nước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

(Hiến Chương)