Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Xuân về trên bản Mông

19:38, 14/02/2018

Cứ mỗi độ xuân về, khi những cơn mưa phùn lất phất bay trong tiết trời se lạnh cũng là lúc các bản làng người Mông rộn ràng đón tết, vui xuân, tấp nập chuẩn bị cho một cái tết sum vầy bên người thân và gia đình. Nơi biên cương, đồng bào bản mông Huồi Cọ xã vùng cao Nhôn Mai, huyện Tương Dương đang phấn khởi đón xuân trong niềm tin vào một năm mới no ấm.

Bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương nằm ở độ cao cách 1300 mét so với mực nước biển, khí hậu nơi đây vô cùng khắc nghiệt, quanh năm sương mù bao phủ. Cả bản có 44 hộ với hơn 300 nhân khẩu, trong đó 100% hộ là người dân tộc Mông.

Bản mông Huồi Cọ nằm cách mực nước biển hơn 1300 mét, quanh năm mây mù bao phủ.
Bản mông Huồi Cọ nằm cách mực nước biển hơn 1300 mét, quanh năm mây mù bao phủ.

Những ngày giáp tết, không khí ở nhà anh Và Bá Đại nhộn nhịp hẳn lên. Theo phong tục của đồng bào Mông, vợ chồng anh cũng đồ xôi để làm bánh dày đón tết. Bởi bánh dày tròn đầy là món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của bà con người Mông.

Xôi sau khi đồ xong, được anh Và Bá Đại đổ ra cối để giã nhuyễn
Xôi sau khi đồ xong, được anh Và Bá Đại đổ ra máng gỗ để giã nhuyễn

Bánh dày làm bằng nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm. Gạo được đãi sạch cho lên bếp hông từ 2-3 giờ sao cho thật dẻo. Sau đó mang ra máng gỗ và dùng chày gỗ giã.

Sau khi đổ xôi vào máng gỗ,
Sau khi đổ vào máng gỗ, xôi được tải ra cho nguội hẳn để giã bánh

 Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Mỗi lần 2 người, khi đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay nhau giã. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon  và để được lâu.

Thường thì đàn ông có sức vóc, khỏe mạnh, nhanh tay, khéo léo mới được chọn giã bánh.
Thường thì đàn ông có sức vóc, khỏe mạnh, nhanh tay, khéo léo mới được chọn giã bánh.

 Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành. Để bột khỏi dính tay và tăng độ thơm ngon của bánh, người ta xoa lòng đỏ trứng gà vào lòng bàn tay lúc nặn bánh. Lá gói bánh là lá chuối đã hơ qua lửa cho khỏi rách. 

 
Khi xôi được giã xong là mọi người cùng nhau ngồi lại nặn bánh
Khi xôi được giã nhuyễn mọi người trong gia đình cùng nhau quây quần ngồi nặn bánh.

Bánh dày thể hiện sự công phu của những con người quanh năm gắn bó với ruộng nương, gói ghém những ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Mông.

những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời như truyền thuyết để lại.
Những chiếc bánh xinh xắn được nặn tròn trịa như mặt trăng, mặt trời như truyền thuyết để lại.

Trong mâm cỗ cúng tổ tiên vào ngày 30 Tết của người Mông chúng tôi không thể thiếu bánh dày. 6 cặp bánh đầu tiên gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong một năm được dâng lên trời đất và vị thần mùa màng. Những chiếc bánh còn lại xếp vào hũ gỗ đậy kín lại để ăn và thết đãi khách quý - Anh Và Bá Đại chia sẻ.

Đây cũng được coi là món ăn truyền thống, không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Mông.
Bánh dày được coi là món ăn truyền thống, không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Mông.

Mặc dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng đồng bào người Mông vẫn gìn giữ được những nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của dân tộc mình...Nam nữ sặc sỡ váy áo tham gia trò chơi ném còn truyền thống của đồng bào Mông ... làm cho không khí vui Xuân, đón Tết trên vùng biên cương rộn ràng, náo nức hơn..

Ngày xuân, những hoạt động vui chơi tập thể của người dân Huồi Cọ...
Ngày xuân, những hoạt động vui chơi tập thể của người dân Huồi Cọ diễn ra tại sân trung tâm của bản..
Nam nữ sặc sỡ váy áo tham gia trò chơi ném còn truyền thống của đồng bào Mông ...
Nam nữ sặc sỡ váy áo tham gia trò chơi ném còn truyền thống của đồng bào Mông ...

Khắp bản làng rộn rã âm thanh của tiếng khèn gọi bạn. Các chàng trai, cô gái dập dìu kéo nhau trẩy hội mùa xuân...

Các trò chơi truyền thống như chọi gà, cướp quả..
Các trò chơi truyền thống như chọi gà, cướp quả, ném còn.. diễn ra sôi nổi

Trong bộ trang phục dân tộc nổi bật, các chàng trai thi nhau thổi khèn, tiếng khèn ai càng du dương kết hợp với điệu nhảy càng dẻo sẽ được nhiều cô gái để ý. Vì vậy, không chỉ là dịp lễ tết đặc biệt mà Tết cổ truyền còn là nơi gắn kết tình cảm, kết nối nhân duyên cho những chàng trai, cô gái trên mảnh đất xinh đẹp này.

Tết cổ truyền còn là nơi gắn kết tình cảm, kết nối nhân duyên cho những chàng trai, cô gái trên mảnh đất xinh đẹp này.
Tết cổ truyền còn là nơi gắn kết tình cảm, kết nối nhân duyên cho những chàng trai, cô gái trên mảnh đất xinh đẹp này.

Tôi thấy rất vui vẻ, phấn khởi khi tết đến xuân về được tham gia các trò chơi dân gian trong ngày tết, cả bản ai cũng đi xem thấy cũng rất là vui- Chị Thò Y Pà Nà phấn khởi nói.

 Trong ngày vui của bản làng, bà Già Y Mại mong muốn: Năm mới vui, người già mong cho được trẻ mãi mãi, người trẻ mong cho được trẻ hơn, bản làng tổ chức các trò chơi đón xuân vui lắm, mong cho năm mới vui hơn, bản làng gặp nhiều may mắn hơn năm cũ.

Các chàng trai, cô gái dập dìu kéo nhau trẩy hội mùa xuân...
Các chàng trai, cô gái dập dìu kéo nhau trẩy hội mùa xuân...

Một mùa xuân mới đã về trên những bản làng vùng cao miền Tây xứ Nghệ. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống đồng bào Mông vùng cao ngày càng được nâng lên và những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc luôn được bà con trân trọng gìn giữ./.

Hiến Chương