Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nghi Lộc: Phụ nữ thực hiện hiệu quả phong trào thi đua yêu nước

17:15, 19/10/2016

 "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua", thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Hội LHPN Nghi Lộc đã xây dựng chương trình, kế họach, những cách làm hay thu hút đông đảo chị em tham gia.

Đến nay, các cấp Hội trong toàn huyện đã xây dựng được hơn 200 mô hình phát triển kinh tế các loại, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/mô hình/năm. Tuyên truyền vận động trên 5.300 hộ gia đình hội viên phụ nữ hiến đất với diện tích trên 250 ngàn m2 đất,  huy động hàng ngàn ngày công để xây dựng nông thôn mới. Qua đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp  góp phần cùng với địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đề ra.

Không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương của các lao động làm môi muỗng gỗ của chị Nguyễn Thị Thơ xóm 4 - xã Nghi Lâm đã cho thấy sự khởi sắc của một làng quê. Vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông, do đó, sau khi lập gia đình vợ chồng chị tìm hướng thoát nghèo và cơ duyên đã đưa chị đến với nghề sản xuất môi muỗng gỗ.

Mô hình sản xuất môi muỗn gỗ của gia đình c_hị Thơ tạo việc làm nhiều lao động nữ nông t_hôn
Mô hình sản xuất môi muỗng gỗ của gia đình chị Thơ tạo việc làm nhiều lao động nữ

Lúc mới thành lập, vợ chồng chị vận động các thành viên trong gia đình anh em nội ngoại cùng làm. Khi việc sản xuất thuận lợi, đặc biệt tìm được đầu ra, chị mở rộng cơ sở nhận lao động vào làm. Làm nghề này không khó, mà chỉ cần khéo léo là có thể làm được, do vậy, khi có đơn hàng chị em  tranh thủ nhận hàng về nhà làm vào buổi đêm hoặc lúc xong việc đồng áng. Nhờ sự năng động, chịu khó tìm tòi, đã giúp chị thành công từ mô hình này.  Đến nay, cơ sở sản xuất môi muỗng gỗ của chị Thơ đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động, với mức lương từ 3- 4 triệu đồng/ người/tháng. Chị Thơ tâm sự:  Lợi thế nghề này là tận dụng những nguồn gỗ thừa tại các xưởng đóng bàn ghế, chúng tôi mua về tận dụng làm thìa, môi muỗn gỗ để xuất khẩu. Sản phẩm chúng tôi làm ra được khách hàng ở Sài Gòn ưa chuộng. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình tôi thu nhập gần 300 trăm triệu đồng. Từ đó, chúng tôi đã sắm được các trang thiết bị trong gia đình và nuôi các con ăn học đầy đủ. Ngoài ra, chúng tôi còn tạo việc làm cho hàng chục lao động nông thôn.

Cùng với thi đua phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống gia đình, chị em phụ nữ Nghi Lộc còn tích cực tham gia phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Để triển khai phong trào đạt hiệu quả cao, Hội LHPN huyện đã xây dựng kế hoạch truyên truyền, quán triệt nội dung, tiêu chuẩn thi đua đến các cơ sở Hội; tổ chức cho hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện với những nội dung cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng phụ nữ, hướng dẫn cơ sở Hội thực hiện việc bình xét thi đua, lập sổ sách quản lý, cập nhật theo mẫu sổ sách qui định. Việc bình chọn, suy tôn,  tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc“ luôn được gắn với việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm, phụ nữ làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt công tác từ thiện...

Mô hình chăn nuôi lợn của chị Lê Thị Hằng (_ xóm 15B, xã Nghi Kiều (2)
Trại chăn nuôi lợn của chị Lê Thị Hằng ( xóm 15B, xã Nghi Kiều) cho hiệu quả kinh tế cao

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển đòi hỏi người phụ nữ phải tích cực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, làm chủ trên mọi lĩnh vực để khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng đó, hàng năm, Hội LHPN huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa từng tiêu chí thi đua, hướng dẫn cơ sở tổ chức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện. Phong trào đã có sức lan tỏa lớn, tác động và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần vượt khó vươn lên của chị em phụ nữ. Đến nay, các cấp Hội trong toàn huyện đã xây dựng được hơn 200 mô hình phát triển kinh tế các loại, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/mô hình/năm;  tuyên truyền vận động trên 5.300 hộ gia đình hội viên phụ nữ hiến đất với diện tích trên  250 ngàn m2 đất,  huy động hàng ngàn ngày công để xây dựng nông thôn mới. Thông qua các hoạt động này đã góp phần cùng địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, đến nay có 8 xã  đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Bà Đinh Thị Hạnh - Chủ tịch Hội phụ nữ huyện cho biết: Chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức hội viên; Tập trung đổi mới nội dung sinh hoạt nâng cao hiệu quả hoạt động; Tiếp tục phát động chị em hội viên phát huy tính năng động sáng tạo phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Phát huy những kết quả đã đạt được, mỗi một cán bộ, hội viên phụ nữ Nghi Lộc đang nêu cao quyết tâm thi đua học tập, lao động, sáng tạo phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Qua đó, nhằm nâng cao vai trò vị thế của mình góp phần xây dựng quê hương Nghi Lộc ngày thêm giàu mạnh, văn minh.

(Thu Hiền)