Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nội chiến Lybia: LHQ cảnh báo tội ác chiến tranh

09:54, 10/04/2019
Sau cơn binh biến “Mùa xuân Ả Rập” 2011, Libya một lần nữa lại đứng trên bờ vực khủng hoảng chính trị và quân sự, với hàng trăm người chết và bị thương trong các cuộc đụng độ giữa các phe phái. Trong bối cảnh xung đột vũ trang leo thang, lãnh đạo nhân quyền của Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet cảnh báo nguy cơ tội ác chiến tranh tại nước này.

BBC dẫn thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, khoảng 47 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc giao tranh quanh Tripoli 3 ngày qua. Gần 2.800 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Song, rất đông người khác vẫn còn bị mắc kẹt trong vùng chiến sự và không được tiếp cận các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp. 

Lực lượng trung thành với Chính phủ GNA được Liên Hợp Quốc công nhận đang chuẩn bị vũ khí, đạn dược để phản kích phe đối lập. Ảnh: Reuters
Lực lượng trung thành với Chính phủ GNA được Liên Hợp Quốc công nhận đang chuẩn bị vũ khí, đạn dược để phản kích phe đối lập. Ảnh: Reuters

Từ năm 2011, khi cố Tổng thống Muammar Gaddafi bị lật đổ và sát hại, đất nước Lybia tồn tại 2 chính quyền song song là Chính phủ Hòa giải dân tộc (GNA) được Liên Hợp Quốc công nhận và Chính phủ thứ hai ở miền Đông được Quốc hội Libya bầu và được Quân đội quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Haftar lãnh đạo ủng hộ. Mực dù, tướng Haftar tự nhận là kẻ thù của chủ nghĩa cực đoan nhưng lại bị các đối thủ của mình chỉ trích là một nhà độc tài mới sẵn sàng ám sát và sử dụng vũ lực với những kẻ chống đối.

Một thành viên của LNA đang tiến về Tripoli - Ảnh: Reuters
Lính LNA của tướng Haftar từ Benghazi tiến về Tripoli. Ảnh: REUTERS

Hiện tại, thủ đô Tripoli đang bị vây hãm. LNA đang trên đà tiến từ khu vực phía đông và phía nam đất nước lên phía bắc, còn cách trung tâm thủ đô 11km. Họ cho biết đã có nhiều binh sĩ cũng như các lực lượng trung thành với chính quyền Tripoli rời bỏ hàng ngũ.

Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Fayez al-Serraj, người điều hành Tripoli từ năm 2016, đang tìm cách đẩy lùi LNA với sự giúp đỡ của các nhóm vũ trang từ Misrata. 

Trong khi lực lượng trung thành với chính quyền Tripoli đang chuẩn bị bảo vệ thủ đô - Ảnh: Reuters
Trong khi lực lượng trung thành với chính quyền Tripoli đang chuẩn bị bảo vệ thủ đô - Ảnh: Reuters

Liên Hợp Quốc ngày 8/4 đã lên án việc các tay súng LNA không kích sân bay quốc tế Mitiga, sân bay duy nhất còn có khả năng hoạt động ở Tripoli. Nhiều chính phủ trên thế giới cũng đã lên tiếng bày tỏ lo ngại, đồng thời kêu gọi các phe phái tại Libya giải quyết xung đột bằng các biện pháp ngoại giao. Mỹ yêu cầu phe của Tướng Haftar ngừng tấn công và ngồi vào bàn hòa đàm với GNA. Trong khi đó, Nga phản đối mọi sự can thiệp từ bên ngoài.
Linh Đan