Thế giới

Những phong tục đón năm mới độc đáo trên thế giới

08:29, 31/12/2023

Người dân trên toàn thế giới đều đang háo hức chào đón Năm mới 2024. Ở mỗi nước khác nhau có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng, có nhiều màu sắc và nét độc đáo khác nhau.

Trang trí đón chào Năm mới tại San Carlos, California, Mỹ.
Trang trí đón chào Năm mới tại San Carlos, California, Mỹ.

Tại Mỹ, vào đêm 31/12, hàng trăm nghìn người dân Mỹ sẽ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống "Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.

Tại Anh, vào đêm cuối cùng của năm cũ, người ta tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay quanh những nơi có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben ở thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Mọi người nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne. Đêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết. Người Anh không gõ cữa mà tiến thẳng vào nhà bạn bè hoặc người thân. Theo phong tục của người Anh, sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo.

Tại vùng Scotland, truyền thống đặt chân trước ở Scotland quy định rằng vị khách đầu tiên đến nhà bạn sau nửa đêm phải mang theo một món quà là than hoặc bánh mì để mang lại may mắn cho cả năm. Đến lượt họ, họ được cảm ơn với một chút rượu whisky. Nhiều người ở Scotland tin rằng người đặt chân đầu tiên phải là một người đàn ông cao lớn, da đen. Và trong cảm giác nôn nao vì cuộc xâm lược của người Viking, một số người tin rằng một người đầu tiên tóc xanh, mắt xanh bước vào nhà sẽ mang lại vận rủi.

Người dân Pháp nổi tiếng là lịch sự, sang trọng sẽ dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến 3/1 mới kết thúc. Người Pháp gọi năm mới là Jour des Etrennes, tức món quà ngày đầu năm. Để mừng năm mới, mọi người trong gia đình thường tề tựu, tổ chức tiệc mừng và tặng quà cho nhau.

Tại Đan Mạch, người dân ở đây tin rằng, trong những ngày đầu tiên của năm, nếu trước cửa nhà có thật nhiều đĩa vỡ thì đó sẽ là một dấu hiệu tốt cho gia đình. Những chiếc dĩa cũ được để dành trong cả năm để chờ quăng chúng ra trước nhà của bạn bè trong đêm giao thừa. Nếu trước nhà ai đó có càng nhiều dĩa vỡ, có nghĩa là nhà họ có rất nhiều bạn bè.

Ở Tây Ban Nha khi đồng hồ điểm 0h ngày đầu tiên của năm mới, người ta cố gắng ăn một quả nho đúng lúc mỗi khi chuông reo. Mỗi quả đại diện cho một điều ước cho năm sắp tới. Ăn nho sẽ biến mong muốn của bạn thành hiện thực. Truyền thống bắt đầu từ những năm 1800, khi những người trồng nho ở khu vực Alicante đã nghĩ ra truyền thống này như một phương tiện để bán được nhiều nho hơn vào cuối năm, nhưng lễ kỷ niệm ngọt ngào đã nhanh chóng bắt đầu. Ngày nay, người Tây Ban Nha hy vọng rằng điều này sẽ mang lại một năm may mắn và thịnh vượng.

Tại Áo, người dân gọi đêm giao thừa là Sylverterabend, tức Đêm của Thánh Sylvester. Vào ngày này, tiệc rượu ăn mừng thường được tổ chức. Đồ trang trí và rượu sâm panh là phần không thể thiếu của buổi tiệc. Khi thời khắc giao thừa đến, tiếng kèn trumpet sẽ vang lên từ các nhà thờ và lúc này mọi người sẽ hôn nhau mừng năm mới đến.

Đêm giao thừa ở Bỉ người ta cũng tổ chức tiệc ăn mừng và khi giao thừa, họ sẽ ôm hôn nhau và gửi đến nhau những lời chúc may mắn. Ngày đầu tiên của năm mới được gọi là Nieuwjaarrsdag. Vào ngày này, trẻ em sẽ dùng những mảnh giấy được trang trí đẹp mắt để viết thư gửi cho cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu, sau đó đọc những lá thư này.

Ngày 1/1 hàng năm là một ngày rất quan trọng đối với người dân Hy Lạp. Đây là ngày Thánh Basil và cũng là ngày đầu năm mới. Thánh Basil là một vị thánh rất tốt với trẻ em. Người thường xuất hiện vào ban đêm và để lại quà tặng cho trẻ em trong những đôi giày của chúng. Vào ngày Thánh Basil, mọi người quây quần bên nhau, dùng bữa và trao cho nhau những món quà yêu thương.

Ở Hungary, người dân thường chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm hay còn gọi là vật tế thần mang tên “Jack Straw”. Hình nộm này tượng trưng cho những điều xấu xa và xui xẻo của năm cũ và việc đốt hình nộm mang ý nghĩa xua tan những điều không may và chào đón may mắn đến trong năm mới.

Trang trí chào đón Năm mới 2024 tại Moskva, Nga.
Trang trí chào đón Năm mới 2024 tại Moskva, Nga.

Ở một số vùng của Nga, người ta rất coi trọng việc thực hiện điều ước năm mới. Vào lúc nửa đêm, họ viết ra một điều ước trên một mảnh giấy. Sau đó, họ đốt lửa và thả tro vào rượu sâm panh, thứ mà họ phải uống trước 0h01' để điều ước thành hiện thực.

Tại Australia, năm mới là vào ngày 1/1 hàng năm. Đây là một ngày lễ của cả nước. Mọi người thường đi dã ngoại và cắm trại trên biển. Vào ngày cuối cùng trong năm, tiệc mừng năm mới thường tổ chức. Đến thời khắc giao thừa, người dân Australia sẽ khuấy động không gian bằng tiếng huýt sáo, lục lạc, còi xe và đổ chuông nhà thờ nhằm chào đón năm mới. Màn bắn pháo hoa vô cùng hoành tráng tại cầu Cảng Sydney ở thành phố Sydney luôn là một trong những sự kiện chào đón năm mới được trông đợi nhiều nhất trên thế giới.

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện