Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nhớ lời Bác dặn về Tết trồng cây

14:06, 07/02/2011
Ngày 30/5/1959, trong bài “Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở” và ngày 28/11/1959, trong bài Tết trồng cây đăng báo Nhân dân số 1901 và 2082, lần đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức viết về sự nghiệp trồng cây, đặt thành một phong trào hành động cách mạng của toàn dân, mang tính chất sáng tạo của quần chúng rộng rãi, nhằm thiết thực tăng thêm nguồn lợi từ cây

 

  
   

Tiếp theo đó, liên tục 10 năm, Người liên tiếp viết 10 bài báo đầy những lời giáo huấn quý báu, sáng ngời chân lý hành động và bí quyết thành công của những người trồng cây giỏi. Nay đọc kỹ lại vẫn thấy nổi lên nguyên vẹn giá trị phổ biến và rất thiết thực đối với sự nghiệp trồng cây gây rừng ở nước ta. Bác nhắc đi nhắc lại xuyên qua suốt 10 bài viết yêu cầu phải bảo đảm trồng cây nào, tốt cây ấy. Cụ thể:

 

Ngày 30/5/1959: Phải đôn đốc và kiểm tra để bảo đảm trồng cây nào tốt cây ấy.

 

Ngày 28/11/1959: Mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt.

 

Ngày 19/1/1960: Phải nắm đúng nguyên tắc xem trọng chất lượng, nghĩa là trồng cây nào chắc cây ấy.

 

Ngày 25/3/1960: Phải làm đúng khẩu hiệu trồng cây nào tốt cây ấy.

 

Ngày 28/1/1961: Phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy.

 

Ngày 30/12/1961: Bảo đảm cây nào cũng tốt.

 

Ngày 27/1/1963: Bảo vệ cây tốt. Chăm sóc và sửa sang cho xinh đẹp và sống tốt 100%.

 

Ngày 5/2/1964: Cần nhớ rằng trồng cây nào phải chăm sóc cho tốt cây ấy.

 

Ngày 1/1/1965: Cố nhiên trồng cây nào phải tốt cây ấy.

 

Ngày 5/2/1969: Phải bảo đảm trồng cây nào tốt cây ấy.

 

Như vậy, trong 10 bài biết về Tết trông cây để khích lệ, bồi dưỡng phát triển phong trào Trồng cây, bác luôn luôn căn dặn “Phải bảo đảm trồng cây nào tốt cây ấy” và đối với bất cứ ai đã từng phục vụ tết trồng cây theo lời Bác thì càng thêm cảm xúc biết bao khi được nghe chính lời căn dặn thiết tha ấy cũng lại là lời kết thúc bài viết cuối cùng vô hình chung đã trở thành lời di chúc thiêng liêng của Người đối với sự nghiệp trồng cây.

 

Trong lịch sử, các bậc vĩ nhân xưa nay của nhân loại chưa hề thấy có một tấm lòng cao cả tuyệt vời nào như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Suốt một đời trọn vẹn, Người ngày đêm dành hết tâm trí cho vận mệnh lớn lao cuả Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân, lại vừa liên tục hàng chục năm trời đặc biệt quan tâm chu đáo, tỷ mỷ đến một việc dến một việc hết sức bình thường là trồng cây. Trong cái việc bình thường, giản dị, nhưng rất sáng tạo đó, bằng lời nói cùng việc làm, Người đã luôn quan tâm đến một điều quan trọng nhất, ấy là phải bảo đảm trồng cây nào tốt cây ấy. Bác đã rất vui khi biết nhiều nơi trồng được nhiều cây, nhưng Bác lại hết sức mừng hơn nữa khi biết có những nơi, những người trồng tốt và Bác lại càng không quên nhắc nhủ, chỉ bảo những nơi trồng kém, trồng hỏng, chú ý khắc phục khuyết điểm, cố gắng vươn lên bảo đảm chất lượng tốt hơn.

 

Tư tưởng ấy bắt nguồn từ ý nghĩa cao cả của tết trồng cây do Bác đề khởi, đó lag vì hạnh phúc của nân dân, vì lợi ích của đất nước, nhằm vào những mục tiêu sáng tạo thiên nhiên gấm vóc, làm cho xóm làng đô thị thêm xanh tưoi, đất nước thêm giàu đẹp, mọi người thêm hạnh phúc ấm no. Những mục tiêu ấy, theo lời dạy của Bác thể hiện ở những điểm sau:

 

Thứ nhất là: Tạo thêm nguồn cung cấp gỗ và gỗ tốt, đáp ứng ngay tại chỗ nhu cầu xây dựng nông thôn mới, đảm bảo nhà ở khang trang cho nhân dân.. Nếu có đủ nguyên liệu chính như gỗ, tre, gạch, ngói thì nhu cầu này của người dân nhanh chóng được giải quyết. Rừng tự nhiên bị tàn phá nặng nề, không còn mấy, hoàn toàn không đủ sức cung ứng cho nhu cầu làm nhà. Vậy tìm đâu, bằng cách nào để có nhiều gỗ, tre. Để giải bào toán khó ấy, sáng kiến của Hồ Chủ tịch đề ra thật là đơn giản, nhẹ nhàng, ai cũng làm được, mà hiệu quả, nhẹ nhàng, ai cũng làm được, mà hiệu ưquar lại rất lớn đó là khuyến khích toàn dân tích cực trồng cây. Chân lý của Người cô đọng trong 4 câu thơ: “Muốn làm nhà cửa tốt/ Phải ra sức trồng cây/húng ta cần chuẩn bị từ rày/ Năm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà”

 

Thật là giản dị, nhưng cũng thật là vĩ đại trong cách nghĩ, cách làm thiết thực đó. Giản dị vì việc ấy luôn luôn ở trong tầm tay của bất cứ một ai, việc ấy lại mang phong cách truyền thống của dân tộc, rất quen thuộc trong đời sống Việt Nam. Vĩ đại vì sáng kiến ấy đem thêm phúc lợi thiết thực cho mỗi gia đình, cho từng tập thể, cho từng địa phương, và động viên được mọi tâng lớp nhân dân tham gia.

 

Thứ hai là: Thực hiện phương châm “lợi dụng tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài”, trồng rừng kinh tế có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống của chúng ta, mà thiết thực nhất là công cuộc xoá đói giảm nghèo, đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại có giá trị kinh tế cao. Nó không chỉ liên quan mật thiết đến cải thiện bữa ăn, ấy là tạo nên nguồn cung cấp củi đun, tăng thêm sản phẩm hoa quả tại chỗ, đều là những việc không khó mà rất có lợi, được ghi rõ trong những bài viết của Bác Hồ. Nếu gỗ có ý nghĩa chiến lược cho vấn đề nhà ở, thì củi lại có lại có vị trí thiết yếu trong vấn đề bữa ăn. Nhằm mục tiêu này thì hiệu quả của Tết trồng cây phải có được là trái ngon, quả ngọt, củi đượm, than hồng. Điều mà ai cũng nhận ra là hàng năm chúng ta cần một khói lượng gồ khổng lồ để sản xuất ra giấy, rõ ràng rừng kinh tế đang đóng vai trò hết sức quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

 

Thứ ba là: Việc trồng cây phủ xanh đât trống đồi núi trọc, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngăn mặn, chắn sóng, chắn cát... còn có một giá tri vô cùng to lớn. Đó chính là trồng cây phòng chống thiên tai, chống lũ quét, lũ ống, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tính mạng con người, cải tạo môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan nên “Trồng cây nào phải tốt cây ấy”.

 

Sự nghiệp trồng cây, trồng rừng  còn phải tiếp tục lâu dài và phải có sự tham gia của tất cả mọi người từ việc trồng cây, bảo vệ cây, không chặt phá rừng bừa bãi. Nhưng muốn đảm bảo vững chắc mỗi năm khi Tết đến xuân về, mọi ngành, mọi cấp, mọi người tham gia Tết trồng cây phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu “Nắm đúng nguyên tắc xem trọng chất lượng, trồng cây nào tốt cây ấy”.

 

(Trần Duy Ngoãn)