Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Chất vấn ngành Khoa học - công nghệ về "tính thực tiễn" của các đề tài nghiên cứu

18:30, 19/07/2018

Nhiều đại biểu đều đặt ra vấn đề "tính thực tiễn" của các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào thực tiễn đời sống và phát triển kinh - tế xã hội của tỉnh với Giám đốc sở Khoa học - Công nghệ tại phiên chất vấn và trả lời chấn vấn diễn ra chiều nay 19/7.

Trong nội dung chất vấn của mình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Thành đã trình bày về vấn đề: Thực trạng, trách nhiệm và giải pháp trong việc  ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học trong thực tế đời sống xã hội; trong thúc đẩy tăng năng suất lao động; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ông Trần Quốc Thành – Giám đốc Sở KH&CN trả lời tại phiên chất vấn.
Ông Trần Quốc Thành – Giám đốc Sở KH&CN trả lời tại phiên chất vấn.

Ông Trần Quốc Thành cho biết: Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hiện nay, Sở KH&CN đang tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện 6 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm. Bằng việc triển khai được nhiều mô hình phát triển kinh tế ứng dụng KH&CN, từ năm 2016 đến nay, lĩnh vực KH&CN đã có đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tại phiên chất vấn các đại biểu cho rằng vẫn còn khá nhiều các đề tài, dự án triển khai không hiệu quả gây lãng phí kinh phí rất lớn cho tỉnh. 

* Thực trạng đề tài nhiều nhưng "ứng dụng" ít

Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (TP Vinh) đặt câu hỏi: Có một thực trạng hiện nay đó là các đề tài nhiều nhưng ứng dụng khiên tốn, gây lãng phí kinh phí lớn, ngành giải quyết như thế nào?

dd
Đại biểu Nguyễn Thanh Bình đặt câu hỏi: Có một thực trạng hiện nay đó là các đề tài nhiều nhưng ứng dụng khiên tốn, gây lãng phí kinh phí lớn, ngành giải quyết như thế nào?

Về nội dung này, đại biểu Trần Duy Ngoãn cũng bày tỏ băn khoăn: Người dân cho rằng, nhiều mô hình đang xảy ra tình trạng “trình thì nhiều, diễn thì ít”. Đây cũng chính là gây lãng phí. Cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

Đại beieur Trần Duy Ngoãn cũng bày tỏ băn khoăn về tính hiệu quả của các đề tài.
Đại biểu Trần Duy Ngoãn cũng bày tỏ băn khoăn về tính hiệu quả của các đề tài.

Về nội dung này, ông Thành trả lời: Việc ứng dụng, về kỹ thuật đạt 80-85%, đồng bộ 70-75%, một số lĩnh vực khó đánh giá như khoa học xã hội và nhân văn do độ trễ, cung cấp dữ liệu, đề xuất, tham mưu, cần có thời gian. Ví dụ nghiên cứu về văn hóa xứ nghệ, tính cách con người Nghệ…thì cần có lộ trình và thời gian. Nên phải đẩy lùi lại về hiệu quả ứng dụng. Lĩnh vực y tế, phương pháp mổ, y tế dự phòng… phải có thời gian mới đánh giá được. Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng, nhân rộng cần phối hợp với các ngành và địa phương khác. 

Giám đốc Sở KH&CN cũng thẳng thắn thừa nhận: Hiệu quả ứng dụng các kết quả nhiệm vụ KH&CN trong thực tiễn vẫn còn chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của thị trường, doanh nghiệp cũng như mục tiêu đề ra của chính các nhà khoa học và cơ quan đầu tư cho KH&CN. Vẫn còn một số đề tài, dự án hiệu quả chưa cao thể hiện qua việc không thể triển khai thực hiện hoặc việc duy trì và nhân rộng mô hình chưa tốt. Các đề tài, dự án nghiên cứu đồng bộ để phát triển theo chuỗi cho các sản phẩm chủ lực chưa nhiều.

*Ngành Khoa học - công nghệ  cần làm tốt hơn vài trò “kết nối” các đề tài hàng năm

Đại biểu Nguyễn Thị Lan và đại biểu Thái Văn Thành bày tỏ băn khoăn: Sở đã có những đổi mới gì trong việc thực hiện các đề tài khoa học công nghệ hàng năm? Vai trò kết nối của sở khoa học công nghệ với các nhà khoa học, các doanh nghiệp có uy tín trong việc phát triển các đề tài vào thực tiễn như thế nào?

ssss
Đại biểu Thái Văn Thành băn khoăn về vai trò kết nối của sở khoa học công nghệ với các nhà khoa học, các doanh nghiệp có uy tín trong việc phát triển các đề tài vào thực tiễn.

Ông Trần Quốc Thành trả lời: Việc đặt hàng là do các sở, ngành địa phương đặt hàng với Sở, không phải Sở đặt hàng với các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Sở đã có định hướng tương đối rõ về việc đặt hàng các đề tài. Thời gian tới sẽ triển khai CLB sáng chế (có các nhà khoa học, nhà không chuyên, người có ý tưởng thực tiễn và chuyên môn); Thường xuyên làm việc với các viện, các trường, với các sở, ban ngành doanh nghiệp từ đó định hình ý tưởng khoa học sát thực hơn.

Ông Thành cũng dẫn chứng việc Ký hợp tác toàn diện giữa UBND tỉnh và Viện hàn lâm khoa học xã hội VN và triển khai đề tài chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2015 – 2020; Đề tài thu hút nguồn nhân lực người Nghệ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An. Phối hợp với trường ĐH Kinh tế quốc dân thực hiện đề tài tái cơ cấu kinh tế, trong đó có vai trò tham mưu của sở Kế hoạch đầu tư rõ. Sở làm cầu nối để đặt hàng các đề tài sao cho có hiệu quả.

*Tăng cường đề tài theo “chuỗi sản phẩm” và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về khoa học công nghệ

Đại biểu Nguyễn Thị Lan và đại biểu Nguyễn Xuân Đại bày tỏ băn khoăn về việc hiện nay thiếu các dự án phát triển theo chuỗi, dự án công nghệ cao, được liệu; Doanh nghiệp “chịu”đầu tư về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuaart kinh doanh còn hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan
Đại biểu Nguyễn Thị Lan đặt câu hỏi về việc thiếu các dự án phát triển theo chuỗi.

Về nội dung này, giám đốc sở Khoa học và công nghệ giải trình: Việc ứng dụng KH&CN để tạo ra giá trị chuỗi trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay đang vướng ở mắt xích là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp về nông nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh không nhiều, bởi vậy có những dự án 3 năm không tìm được doanh nghiệp nào để triển khai; công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp rất khó.

Đại biểu Lê Xuân Đại đặt vấn đề làm ao để khuyến khích được doanh nghiệp ứng dụng khoa học công ngehej vào sản xuất kinh doanh?
Đại biểu Lê Xuân Đại đặt vấn đề làm sao để khuyến khích được doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh?

Thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục khuyến khích các ngành đặt hàng theo chuỗi: làm từ khâu giống, trồng mô hình, phòng trừ dịch bệnh, thương hiệu, nhãn hiệu, ví dụ như: chanh leo; Tuy nhiên cái nào cõ chuỗi rồi thì tác động vào 1 mắt xích của chuỗi (chè, mía: đổi mới giống, phòng trừ dịch bệnh…). Một mắt xích tạo chuỗi là doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp ở Nghệ An chưa nhiều, nhiều dự án treo 3 năm rồi chưa triển khai được: chế biến sản phẩm sâu hơn cho tinh bột nghệ…Tạo đầu ra cho sản phẩm cũng vì thế mà là một khâu tương đối khó khăn. Trở thành một vòng xoáy khó khăn.Vấn đề xã hội hóa  cũng đang rất được quan tâm. Hiện nay, ngành cũng đã thông qua doanh nghiệp TH, Nassu, Nafood …để hỗ trợ kích cầu nghiên cứu.

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường đánh giá: với trách nhiệm của ngành, Ông Giám đốc Sở đã trả lời chi tiết và đạt yêu cầu.

Ông Hoàng
Ông Hoàng Viết Đường - Phó chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá phiên chất vấn ngành Khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, thay mặt Đoàn chủ tịch kỳ họp, ông Hoàng Viết Đường đề nghị trong báo cáo giải trình của Giám đốc Sở KH&CN: Cần phải cập nhật được số lượng và số liệu các đề tài đã được nghiệm thu; đã được triển khai và xác lập trong thực tế. Báo cáo giải trình chưa cập nhật và phân tích được số liệu đề tài, dự án gắn với mô hình; chưa cập nhật và đánh giá nguồn lực đầu tư cho hoạt động KH&CN để từ đó đề xuất cơ chế phù hợp.

Qua nghe báo cáo giải trình và ý kiến chất vấn của đại biểu, Chủ toạ kỳ họp đề nghị UBND tỉnh cần tăng cường đổi mới công tác chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đơn đặt hàng đề tài nghiên cứu khoa học, tức cần phải nắm rõ nguồn cung, nguồn cầu về đề tài nghiên cứu khoa học. Sở KH&CN với tư cách là cơ quan chủ quản cần phải có giải pháp để khắc phục những hạn chế đã được ông Giám đốc Sở chỉ ra và nhận trách nhiệm.

Chiều nay, kỳ họp đã nhận được 19 ý kiến của cử tri về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, xây dựng, công thương... gửi đến qua đường dây nóng.

Nhóm PV