Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Cần chủ động ứng phó kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ

18:41, 17/08/2018

Mặc dù bão số 4 không đổ bổ vào Nghệ An nhưng mưa lớn đã gây ngập lụt và thiệt hại  nặng tại nhiều vùng trong tỉnh. Để kịp thời ứng phó với hoàn lưu bão số 4, chiều nay (17/8), đồng chí Nguyễn Đắc Vinh - Uỷ viên TW Đảng, Bí Thư tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh đã có buổi làm việc với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Cùng dự có đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh 

Thanh Hóa- Nghệ An là 2 trong số các tỉnh có lượng mưa cao nhất trong cơn bão số 4. Tổng lượng mưa từ ngày 16/8 đến 7 giờ ngày 17/8 phổ biến 110 - 250 mm. Do ảnh hưởng của hoàn lũ bão số 4, mưa lớn ở vùng thường nguồn nên nước đổ về các sông lớn, theo đó các nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Chi Khê, Khe Bố vận hành theo quy trình liên hồ chứa trên khu vực sông cả. Các nhà máy thuỷ điện nhỏ khác đang vận hành xả lũ theo quy trình.

Nhiều nhà hộ dân của xóm Yên Luốm xã Châu Quang bị ngập chìm trong nước từ 1-15m.jpg
Tại Quỳ Hợp, 384 ngôi nhà dân cbị ngập chìm trong nước
Trên tuyến đường 7, đoạn qua dốc Chó thuộc địa phận xã Lạng Khê cũng đã xẩy ra sạt lở nghiêm trọng.jpg
Tại Con Cuông, trên tuyến đường 7, đoạn qua dốc Chó thuộc địa phận xã Lạng Khê đã xẩy ra sạt lở nghiêm trọng

Một số khu dân cư ở các huyện miền núi bị ngập nặng như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu, phương án di dời dân do bị ngập lụt cũng đã được một số huyện triển khai. Mưa lớn cũng đã gây ngập một số đoạn trên các tuyến quốc lộ 15 A, quốc lộ 48 và một số tỉnh lộ, có nhiều nơi ngập sâu 0,7m, trên tuyến QL7 một số điểm bị sạt lở; Gần 800 ha hoa màu, lúa bị ngập. Nếu trong thời gian tới, nước từ thượng nguồn vẫn tiếp tục đổ về thì nhà máy thuỷ điện bản Vẽ sẽ phải xả lũ với lưu lượng 2.500 m3/s, điều đó cũng có nghĩa nguy cơ ngập úng vùng hạ du sẽ tăng cao.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đắc Vinh: Chủ động ứng phó kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đắc Vinh: Chủ động ứng phó kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đắc Vinh yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy  phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan đến vấn đề mưa bão, nhất là vùng bị ngập, sạt lở, chia cắt. Các đơn vị quản lý giao thông cần nhanh chóng khắc phục tình trạng sạt lở để giao thông thông suốt. Tại các điểm ngập lụt trên các tuyến đường cần canh trực, cắm biển báo không cho người dân đi qua nơi nguy hiểm. Các nhà máy thuỷ điện xả lũ phải có thông báo sớm, các địa phương vùng hạ du cần thông tin nhanh về thời gian xả lũ để hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản do tình trạng ngập lụt. Lực lượng bộ đội biên phòng, quân sự, công an cần tăng cường lực lượng hỗ trợ người dân trong công tác phòng chống thiên tai. Các địa phương cần đảm bảo đời sống cho người dân vùng bị cô lập do ngập lũ. Văn phòng thường trực ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tỉnh chủ động liên lạc với  các địa phương, nắm bắt thông tin về tình hình mưa lũ để báo cáo với ban chỉ huy có giải pháp ứng phó kịp thời giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thuý Vinh - Sỹ Đạt