Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nghệ An - điểm đến của các nhà đầu tư

09:27, 12/02/2011
Đến với Nghệ An, đầu tư làm ăn lâu dài ở Nghệ An, là một cơ hội tốt đem đến thành công cho các nhà đầu tư. Đến với Nghệ An, đầu tư làm ăn lâu dài ở Nghệ An, du khách và các nhà đầu tư sẽ được đón nhận những tình cảm nồng hậu của một vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời và có nhiều tiềm năng phát triển. Nghệ An dang rộng vòng tay đón bè bạn, sẵn sàng là đối

 

Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam, trên tuyến giao lưu Bắc Nam và Đông Tây, tỉnh Nghệ An có đầy đủ các điều kiện tự nhiên giống như một đất nước Việt Nam thu nhỏ, đó là cấu trúc địa hình tự nhiên phong phú và đa dạng, có đầy đủ các vùng địa hình: Miền núi, Trung du, đồng bằng và miền ven biển. Hội đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường thuỷ nội địa; là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam và là một tuyến quan trọng của hành lang kinh tế Đông - Tây nối Thái Lan, Lào, Mianma với Cảng Cửa Lò Nghệ An. Tỉnh Nghệ An có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 17 huyện, 2 thị xã và Thành phố Vinh - đô thị loại 1 là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An và là trung tâm kinh tế văn hóa của cả vùng Bắc Trung bộ. Xứ Nghệ cũng là vùng đất nổi tiếng hiếu học, có truyền thống văn hóa và cách mạng, là quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hoá thế giới, điểm khởi đầu của "Con đường Di sản Miền Trung". Là tỉnh đất rộng, người đông, có tiềm năng phong phú để phát triển kinh tế xã hội, Nghệ An đã và đang trở thành một điểm đến ấn tượng, hấp dẫn của các nhà đầu tư và du khách.

Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 16.499,03km2. Trong đó, đất nông nghiệp là một thế mạnh của tỉnh, ngành Nông nghiệp Nghệ An đang hướng tới một nền sản xuất hàng hoá, với các sản phẩm chủ lực như lạc, vừng, chè, cà phê, cao su, cam, dứa, mía… là những loại nông sản có giá trị cao, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Trong định hướng phát triển của tỉnh, Nghệ An sẽ tăng diện tích các loại cây công nghiệp và cây nguyên liệu. Trên lĩnh vực chăn nuôi, Nghệ An có tổng đàn gia súc lớn với hàng trăm nghìn con bò, hàng triệu con gia cầm, đây là những điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến nông sản của Nghệ An phát triển.

Rừng và đất rừng là một thế mạnh của tỉnh Nghệ An. Với diện tích khoảng 745.000ha đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ khá lớn. Rừng Nghệ An có nhiều loại gỗ quí hiếm. Một diện tích khá lớn đất đồi rừng được trồng các loại cây như: tre, nứa mét, cây nguyên liệu giấy. Nằm ở phía Tây và Tây Bắc của Nghệ An có 3 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Mát, Pù Huống và Pù Hoạt đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An của Việt Nam. Với hệ sinh thái động thực vật phong phú, đa dạng, có những loài động vật quí hiếm. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thẩm ồm, thẩm Bua, thác Khe Kèm, Sao va... với vẻ đẹp nguyên sơ làm hài lòng du khách.

Nghệ An có 82km bờ biển, diện tích khai thác đánh bắt thuỷ hải sản lớn. Mỗi năm ngành thuỷ sản Nghệ An đánh bắt, nuôi trồng được trên 100.000 tấn hải sản, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị cao như: Tôm, cua, cá thu, cá ngừ... là điều kiện thuận lợi để đầu tư các dự án nuôi trồng đánh bắt chế biến thuỷ sản... Nghệ An có nhiều khu du lịch biển đẹp như: Cửa lò, Bãi Lữ, Diễn Thành, Quỳnh Phương…Tại đây, đã có hệ thống hạ tầng dịch vụ khá hoàn hảo với những khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 Sao, những khu Resot nghỉ dưỡng cao cấp. Mỗi năm, Nghệ An đón trên 3 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2010, dự án xây dựng tổ hợp khách sạn sân gôn, biệt thự cao cấp Cửa Lò chính thức đi vào hoạt động - là điểm hẹn lý tưởng để du khách và các doanh nhân trong và ngoài nước đến với Nghệ An nghỉ dưỡng, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.

Một thế mạnh nữa của Nghệ An là nguồn tài nguyên khoáng sản quí trong lòng đất rất dồi dào như thiếc ở Qùy Hợp, vàng sa khoáng ở Tương Dương, Qùy Châu, đá vôi trắng ở các huyện Quỳ hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Con cuông, đá hoa cương, đá Granít có thể chế biến phục vụ cho ngành xây dựngở các huyện Con Cuông, Đô Lương, Tân Kỳ. Nhiều và tập trung nhất là mỏ đá vôi, đất sét, đá ba zan ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Đô Lương với trữ lượng khoảng 4 tỷ tấn. Đây là thuận lợi để Nghệ An xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng, sản xuất gạch, gốm sứ, vật liệu và phụ gia cho ngành xây dựng, công nghiệp

Nghệ An hội tụ đầy đủ các loaị hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ. Từ Hà Nội có thể đi ô tô đến thành phố Vinh tỉnh Nghệ An bằng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Cũng có thể đi bằng tàu hoả trên tuyến đường sắt Bắc – Nam hoặc đi bằng đường hàng không từ sân bay Nội Bài về sân bay Vinh. Sân bay Vinh mới được Chính phủ Việt nam nâng cấp để trở thành 1 sân bay quốc tế. Hiện tại, đang phục vụ các chuyến bay nội địa, hàng ngày đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Trong tương lai, sân bay Vinh sẽ tiếp tục được nâng cấp, tăng thêm các tuyến bay nội địa, mở thêm một số tuyến bay đi các nước trong khu vực. Từ Nghệ An, cũng có thể đi bằng đường bộ sang Lào, Thái lan và các nước vùng Đông nam Á thông qua tuyến quốc lộ 7, quốc lộ 8 và quốc lộ 46. Nghệ An có 419 km đường biên giới với nước CHDCND Lào với 1 cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thuộc huyện Kỳ Sơn và 1 cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ tại huyện Thanh Chương. Cảng biển Cửa Lò hiện có 4 bến cảng, đón được tàu trọng tải trên 10.000 tấn. Dự án Cảng biển nước sâu Cửa Lò đã được khởi công xây dựng năm 2010, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2015, có khả năng tiếp nhận các loại tàu có trọng tải 30.000DWT - 50.000 DWT. Khi hoàn thành, Cảng nước sâu Cửa Lò sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa không chỉ của tỉnh Nghệ An mà còn của cả khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ, đồng thời là cửa ngõ mở rộng giao thương với các nước trong khu vực. Đây là những thuận lợi lớn để Nghệ An mở rộng giao lưu văn hoá du lịch, thông thương hàng hoá với bè bạn trong nước và quốc tế.  

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư và nguồn lực cho phát triển nền kinh tế, Nghệ An đã quan tâm xây dựng đồng bộ các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng, khu du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của các nhà đầu tư và du khách... Đến nay, điện lưới quốc gia đã phủ hết 20 huyện thành thị trong tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng... Các mạng viễn thông, Internet tốc độ cao phủ sóng về đến tận vùng sâu vùng xa, được phát triển với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại, đa dạng và rộng khắp, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế. Mạng lưới y tế phát triển toàn diện. Cùng với các bệnh viện lớn hiện có, Nghệ An đang xây dựng bệnh viện 700 giường với qui mô hiện đại bậc nhất khu vực Bắc trung bộ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu khám chữa bệnh và công tác y tế dự phòng trên địa bàn.

Nghệ An có số dân gần 3 triệu người đứng thứ tư trong cả nước, trong đó trên 1,8 triệu người trong độ tuổi lao động và hàng năm được bổ sung trên 3 vạn người; trên 15% lao động đó được đào tạo nghề. Mạng lưới các cơ sở đào tạo trờn địa bàn tỉnh hết sức cơ bản với 5 trường đại học, gồm Đại học Vinh, Đại học Kỹ thuật Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Cụng nghệ miền Trung và Đại học Vạn Xuõn, bờn cạnh đú cũn cú 8 trường cao đẳng, cỏc trường trung cấp kỹ thuật và hệ thống các trung tâm đào tạo nghề từ tỉnh đến các huyện, thành phố và thị xã, hàng năm đào tạo hơn 35.000 sinh viên, xứng đáng là  trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước, nơi cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, cú chất lượng cho tỉnh và cỏc địa phương trong khu vực và là thị trường lớn cho mọi hàng hoá, dịch vụ ...Một đặc điểm chung của lao động Nghệ An là cần cù, chịu khó, ham học hỏi và có tính kỷ luật cao. Đây cũng là một thế mạnh để Nghệ An trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt các nhà đầu tư.

Để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, Nghệ An đã sớm có chủ trương quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp. Hiện nay, Nghệ An đã xây dựng 3 khu công nghiệp tập trung, phân bố đều ở những địa bàn thuận lợi là Bắc Vinh, Hoàng Mai I và Đông Hồi với tổng diện tích hơn 960ha. Trong các khu công nghiệp này, hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, riêng KCN Bắc Vinh đã được lấp đầy diện tích. Nhiều doanh nghiệp khác trong và ngoài nước đang tiếp tục đăng ký để được thuê đất, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, tỉnh Nghệ An cũng đã quy hoạch và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư xây dựng thêm 6 KCN với tổng diện tích gần 2.000 ha, đó là các KCN Hoàng Mai 2, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Sông Dinh, Phủ Quỳ và Tri Lễ, đây là cơ sở và là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh.

Một thuận lợi lớn của Nghệ An là có Khu kinh tế Đông Nam được thành lập theo Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Với tổng diện tích hơn 18.826ha trên địa bàn 18 xã thuộc các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và thị xã Cửa Lò, khu kinh tế Đông Nam Nghệ An là một khu kinh tế trọng điểm của vùng Bắc Trung bộ. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An bao gồm 2 khu chức năng chính là: khu phi thuế quan và khu thuế quan, các công trình hạ tầng kỹ thuật kinh tế xã hội, các công trình tiện ích công cộng. Trong KKT Đông Nam có một số KCN tập trung với tổng diện tích khoảng 1.800 – 2.000ha, như: KCN Thọ Lộc, KCN Nghi Hoa và KCN Nam Cấm mở rộng. Với mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng; một địa bàn có tính đột phá của tỉnh Nghệ An; cực phát triển quan trọng của vùng Trung Bộ; trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, cảng biển lớn của vùng Bắc Trung Bộ; trung tâm đô thị lớn của Nghệ An; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đô thị văn minh, kiến trúc tiên tiến, hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư đã đầu tư và hoạt động có hiệu quả vào KKT Đông Nam. Đầu tư hoạt động vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt theo đúng qui chế của một khu kinh tế mở ở Việt nam, có không gian kinh tế riêng biệt, môi trường sản xuất kinh doanh ổn định lâu dài, cơ chế quản lý thông thoáng, minh bạch.

Để khuyến khích các nhà đầu tư đến với Nghệ An, bên cạnh các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư theo quy định chung của nhà nước Việt Nam, thời gian qua tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư  thông thoáng như: Hỗ trợ tiền san lấp mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào dự án, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm ngư, chính sách hỗ trợ đầu tư xã hội hoá… Bên cạnh đó, là nỗ lực cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thông thoáng thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện. Đến nay, tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho các nhà đầu tư đối với tất cả các thủ tục liên quan đến đầu tư tại hai đầu mối là Ban Quản lý KKT Đông Nam và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, những năm qua, kinh tế - xã hội Nghệ An tiếp tục phát triển tương đối khá và toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 9,7%; Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đến nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp - xây dựng chiếm 33,46%. Dịch vụ chiếm 38,08%, Nông nghiệp chiếm 28,46%.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phù hợp, Nghệ An đó thu hút được nhiều dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giai đoạn 2006 - 2010, Nghệ An thu hút 287 dự án/99.275,4 tỷ đồng vốn đăng ký, so với giai đoạn 2001 - 2005, tăng 2,78 lần về số lượng dự án và 3,56 lần về vốn đăng ký. Đặc biệt, đó có nhiều dự án có quy mô lớn và sử dụng cụng nghệ cao đầu tư vào Nghệ An như Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco của Nhật Bản với vốn đăng ký 1 tỷ USD; Chăn nuôi bò sữa tập trung và chế biến sữa TH 350 triệu USD, Thủy điện Bản Vẽ 320 MW (4.763 tỷ đồng), Thủy điện Hủa Na 180 MW (4.255 tỷ đồng), Thủy điện Khe Bố 100 MW (2.530 tỷ đồng), Thủy điện Nhạn Hạc 45 MW (600 tỷ đồng); Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam (1.498 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất bao bì Sabeco (690 tỷ đồng), Xi măng Tân Kỳ 1 triệu tấn/năm (1.394,6 tỷ đồng), Xi măng Tân Thắng 2 triệu tấn/năm (3.643 tỷ đồng)... Nhiều dự án thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả, đó hoàn thành, đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo nên các sản phẩm chủ lực, giải quyết việc làm, đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh và tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội như Chăn nuôi bò sữa tập trung và chế biến sữa TH, Tổ hợp sân golf, khách sạn và biệt thự  thị xã Cửa Lò, Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ, Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ An, Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam, Nhà máy bao bì Sabeco, Thuỷ điện Bản Vẽ, Bệnh viện Thành An - Sài Gòn, Nhà máy bột giấy Tân Hồng.

Bước vào giai đoạn mới, Nghệ An đứng trước những vận hội lớn để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để hướng đến mục tiêu trở thành một tỉnh khá của miền Bắc và là trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung bộ. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghệ An là phải khắc phục những hạn chế của giai đoạn 2006-2010, tận dụng tốt thời cơ, vượt qua những thách thức, quyết tâm tối ưu hoá thu hút đầu tư nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến phát triển doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội và môi trường bền vững.

Định hướng thu hút đầu tư của tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư các dự án phù hợp với các loại quy hoạch, sử dụng công nghệ tiên tiến và tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất đai, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đóng góp lớn cho ngân sách địa phương. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất vật liệu mới, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, xi măng, điện, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học; dệt may, da giày; hàng thủ công mỹ nghệ; các dự án công nghiệp hỗ trợ; xây dựng cơ sở hạ tầng; các loại hình dịch vụ thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc y tế, tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông; Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cụng nghiệp chế biến và sản phẩm xuất khẩu. Với định hướng đó, Nghệ An mong muốn thu hút được các nhà đầu tư có tâm huyết, kinh nghiệm và năng lực để thực hiện dự án đúng tiến độ, có hiệu quả cũng như tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Đến với Nghệ An, đầu tư làm ăn lâu dài ở Nghệ An, là một cơ hội tốt đem đến thành công cho các nhà đầu tư. Đến với Nghệ An, đầu tư làm ăn lâu dài ở Nghệ An, du khách và các nhà đầu tư sẽ được đón nhận những tình cảm nồng hậu của một vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời và có nhiều tiềm năng phát triển. Nghệ An dang rộng vòng tay đón bè bạn, sẵn sàng là đối tác tin cậy của nhau. Cam kết đó đang được kiểm chứng bằng những hành động cụ thể hôm nay và cả mai sau.

(Trần Ngọc)