Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Diễn Châu gặp khó trong liên kết "4 nhà"

08:57, 14/06/2016

Liên kết sản xuất nông nghiệp"4 nhà" gồm nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước, nhà nông trên địa bàn Diễn Châu đang là hướng đi khẳng định hiệu quả, đặc biệt là trong việc hướng tới sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều khó khăn nên các mô hình liên kết vẫn còn rất ít và nhiều hạn chế.

Công ty cổ phần VTNN Nghệ An là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực liên kết nông nghiệp tại huyện Diễn Châu. Trong đó, có việc liên kết sản xuất 120ha lúa với giống VT NA6, VTNA9.

dhfh
Công ty cổ phần VTNN Nghệ An liên kết sản xuất 120ha lúa với giống VT NA6, VTNA9.

Để thực hiện chủ trương này, doanh nghiệp đã đồng hành, đầu tư cho nông dân vay giống, vật tư phân bón, hỗ trợ kỹ thuật gieo trồng và cam kết năng suất, bao tiêu 100% sản phẩm với giá cao hơn thị trường. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, chỉ có khoảng 50% người dân thực hiện cam kết, bán lúa cho công ty.

Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, chỉ có khoảng 50% người dân thực hiện cam kết, bán lúa cho công ty.
Mặc dù được hỗ trợ giồng, phân bón, kỹ thuật sản xuất nhưng sau khi thu hoạch, chỉ có khoảng 50% người dân thực hiện cam kết, bán lúa cho công ty.

Ông Trương Văn Hùng - Phó TGĐ Công ty cổ phần VTNN Nghệ An nói: Trong bao tiêu sản phẩm, cơ bản đáp ứng được, nhưng một số có tình trạng tư thương ngoài một số hộ lẻ kinh doanh vào đưa giá lên xuống làm giao động giá cả thị trường, một số khó khăn. Chúng tôi mong muốn sản xuất sản phẩm an toàn phục vụ không chỉ  thị trường nội địa mà còn xuất khẩu.

Trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng 6ha của gia đình bà Nguyễn Thị Bộ, xã Diễn Thọ là 1 trong 5 mô hình nuôi gà có quy mô lớn của huyện Diễn Châu. Gia đình bà Bộ đã liên kết với công ty CP Thái Lan nuôi mỗi năm trên 21.000 con gà thịt. Doanh nghiệp đã ký kết bao tiêu sản phẩm nhưng đầu ra vẫn không ổn định. Điều này làm cho thu nhập của trang trại ngày càng ít, thậm chí bị thua lỗ. Liên kết nuôi gà không hiệu quả nên gia đình đã chuyển đổi hình thức chăn nuôi.

Bởi đầu ra không ổn định nên gia đình bà Nguyễn Thị Bộ - xã Diễn Thọ, Diễn Châu đã chuyển từ trang trại nuôi gà sang nuôi lợn
Bởi đầu ra không ổn định nên gia đình bà Nguyễn Thị Bộ - xã Diễn Thọ, Diễn Châu đã chuyển từ trang trại nuôi gà sang nuôi lợn

Bà Nguyễn Thị Bộ - xã Diễn Thọ, Diễn Châu phân trần: Trong liên kết với công ty trước đây gia đình nuôi nhiều nhưng do cám ít, gà lấy trọng lượng cao, giá cả thất thường. Thu nhập của trang trại ít đi, không đủ bù vào các khoản chi phí nên rất bất cập. Bây giờ trại chúng tôi chuyển sang nuôi lợn.

Bất cập nhất hiện nay đối với liên kết nông nghiệp chính là vai trò liên hệ giữa "4 nhà" thiếu chặt chẽ, đồng bộ. Nhà nước chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Việc doanh nghiệp hoặc nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ… cũng đã xảy ra. Vì vậy, mặc dù có ưu thế, tiềm năng về đất canh tác, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... nhưng hiệu quá liên kết giữa 4 nhà vẫn chưa được phát huy.

Kiểm tra chất lượng lúa trong liên kết sản xuất
Kiểm tra chất lượng lúa trong liên kết sản xuất

Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng Phòng NN&PTNT Diễn Châu cho biết: Huyện ưu tiên cho công tác dồn điền, đổi thửa để tạo ra những cánh đồng sản xuất hàng hóa lớn hơn; Tập huấn quy trình sản xuất thâm canh, cây con, tạo ra sản phẩm có độ đồng đều cao; Liên kết trọng tâm nhất của chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp liên kết với họ khuyến khích có cơ chế.

Hiện nay, tại Diễn Châu đã có 8 doanh nghiệp đầu tư liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tăng giá trị kinh tế từ 10 – 15% cho những nông dân tham gia vào chuỗi liên kết. Với ưu điểm của mô hình liên kết khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra thì việc khắc phục những khó khăn để tiếp tục nhân rộng mô hình chính là hướng đi cần được quan tâm trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 ở Diễn Châu.

 

(Hồng Hạnh - Lê Đồng)