Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Chè Gay xuống chợ

15:55, 18/02/2017

Nằm cách trung tâm huyện Anh Sơn gần 20km, chợ Gay ở xã Cao Sơn nép mình bên xóm nhỏ (xóm 7). Mặc dù quy mô không lớn chỉ dăm bảy gian hàng, thế nhưng, mỗi ngày, chợ Gay đã góp mình trung chuyển hơn 1.000 bó chè đi khắp nơi, và cũng là nơi duy nhất ở Nghệ An chuyên thu mua, buôn bán thức uống đặc sản mang tên "chè Gay".

5 giờ sáng, chợ chè đã bắt đầu tấp nập, nhộn nhịp. Người đến mua, kẻ đến bán, ai ai cũng nhanh tay để kịp gom hàng. Ở đây chè được người dân mang ra bán cho thương lái, để từ đó những bó chè Gay thơm ngon nức tiếng tỏa đi khắp nơi.
5 giờ sáng, chợ chè đã bắt đầu tấp nập, nhộn nhịp người đến mua, kẻ đến bán để từ đó những bó chè Gay thơm ngon nức tiếng tỏa đi khắp nơi.
Chị Hồ Thị Lan – người đã 22 năm buôn chè cho biết: Trước đây, khi chưa có chợ Gay những người buôn chè như chúng tôi phải đi gom chè khắp nơi, cực nhọc lắm. Năm 2002 chợ Gay ra đời, nó trở thành nơi buôn bán trao đổi chè xanh cho người dân trong vùng. Giờ đây ai muốn bán chè, buồn chè là tìm đến chợ Gay.
Chị Hồ Thị Lan – người đã 22 năm buôn chè cho biết: Trước đây, khi chưa có chợ Gay những người buôn chè như chúng tôi phải đi gom chè khắp nơi, cực nhọc lắm. Năm 2002 chợ Gay ra đời, nó trở thành nơi buôn bán trao đổi chè xanh cho người dân trong vùng. Giờ đây ai muốn bán chè, buôn chè là tìm đến chợ Gay.
Chợ Gay tuy nhỏ nhưng giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động địa phương. Bà Nguyễn Thị Kim Cúc ở thôn 8 - xã Cao Sơn chia sẻ: Từ khi có chợ chè, người dân nông thôn như chúng tôi cũng có thêm việc làm, công việc cũng không quá nặng nhọc chủ yếu là phân loại chè sau khi các chủ buôn thu mua của người dân. Tiền công mỗi ngày là 50 nghìn đồng, tuy hơi ít ỏi nhưng ngoài sản xuất nông nghiệp chúng tôi cũng có thêm đồng ra đồng vào.
Chợ Gay tuy nhỏ nhưng giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động địa phương. Bà Nguyễn Thị Kim Cúc ở thôn 8 - xã Cao Sơn chia sẻ: Từ khi có chợ chè, người dân nông thôn như chúng tôi cũng có thêm việc làm, công việc cũng không quá nặng nhọc chủ yếu là phân loại chè sau khi các chủ buôn thu mua của người dân. Tiền công mỗi ngày là 50 nghìn đồng, tuy hơi ít ỏi nhưng ngoài sản xuất nông nghiệp chúng tôi cũng có thêm đồng ra đồng vào.
Chị Cao Thị Phượng xóm 7 - xã Cao Sơn cho biết: Ở đây, chè không bán lẻ, nhưng người nơi khác, người bán chỉ việc hái chè từ sớm rồi mang ra chợ nhập. Với giá 6 nghìn đồng/bó. Mỗi ngày chị Phượng cũng kiếm được 50 nghìn đồng.
Chị Cao Thị Phượng xóm 7 - xã Cao Sơn cho biết: Ở đây, chè không bán lẻ, người bán chỉ việc hái chè từ sớm rồi mang ra chợ nhập. Với giá 6 nghìn đồng/bó, mỗi ngày chị Phượng cũng kiếm được 50 nghìn đồng.
Phút nghỉ ngơi của các chị, các mẹ
Phút nghỉ ngơi của các chị, các mẹ
Chè được phân loại rồi cột thành bó to cẩn thận để tiện cho việc vận chuyển đi xa.
Chè được phân loại rồi cột thành bó to cẩn thận để tiện cho việc vận chuyển đi xa.
Những người phụ nữ quanh năm gắn bó với chè Gay
Những người phụ nữ quanh năm gắn bó với chè Gay
Nhanh tay giới thiệu đặc sản quê nhà
Nhanh tay giới thiệu đặc sản quê nhà
11 giờ trưa, chợ bắt đầu tan, đây cũng là lúc hàng nghìn bó chè theo những chuyến xe tải tỏa đi các nơi đến tay với người tiêu dùng.
11 giờ trưa, chợ bắt đầu tan, đây cũng là lúc hàng nghìn bó chè theo những chuyến xe tải tỏa đi các nơi đến tay với người tiêu dùng.

 (Huyền Trang)