Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Giá thấp, diện tích mía ngày càng "co cụm"?

20:57, 17/03/2017

Để đảm bảo công suất chế biến cho 3 nhà máy đường trên địa bàn, tỉnh Nghệ An đã quy hoạch hơn 30 nghìn ha đất trồng mía nguyên liệu. Tuy nhiên, đến nay, quỹ đất này chỉ còn lại trên dưới 22 nghìn ha. Không chỉ giảm về diện tích mà năng suất, sản lượng mía cũng bị sụt giảm. Điều này đã dẫn đến tình trạng các nhà máy đường thiếu nguyên liệu sản xuất trầm trọng.

[links()]

Gia đình anh chị Tâm Hoa ở xóm Đà Sơn - xã Nghĩa Phúc – huyện Tân Kỳ trước đây có 12ha đất trồng mía nguyên liệu. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, hơn một nửa diện tích này đã được anh chị chuyển  đổi sang trồng cam, diện tích đất trồng mía nay cũng chỉ còn lại 2ha do chưa chuyển đổi được vì đất không phù hợp với loại cây nào khác. Chị Hoa nói: Do trồng mía giá trị thu nhập không đáng kể, trong khi trồng cam có giá trị cao hơn cả chục lần nên gia đình đã chuyển đổi sang trồng cam.

fhdhhdh
Diện tích trồng mía trước đây đã được chị Hoa chuyển sang trồng cam

Gia đình chị Hoa chỉ là một trong số rất nhiều hộ dân đã chuyển đổi từ trồng mía nguyên liệu sang trồng các cây màu khác ở xã Nghĩa Phúc nói riêng và huyện Tân Kỳ nói chung. Nếu như trước đây, xã Nghĩa Phúc bạt ngàn những đồng mía thì nay đã được thay thế bằng các loại cây như sắn, keo, ngô, lạc… Theo thống kê, chỉ trong năm ngoái, diện tích mía nguyên liệu của huyện đã bị giảm sút hơn 1.500ha.

dhhjjdj
Những cánh đồng mía của xã Nghĩa Phúc đã được nông dân thay thế bằng cây trồng khác

Bà Đặng Thị Vân - Phó trưởng phòng NN và PTNT huyện Tân Kỳ cho rằng: Dù muốn giữ vững diện tích đã quy hoạch nhưng do giá trị kinh tế không cao nên người dân vẫn tự chuyển đổi cây trồng khác.

Ngoài nguyên nhân về hiệu quả, giá trị kinh tế của cây mía thấp so với các loại cây trồng khác thì còn những nguyên nhân khác như: nhân công, chi phí thu hoạch, đặc biệt là kỹ thuật thâm canh, dịch bệnh cũng khiến cho người dân không còn mặn mà với cây mía, năng suất mía ngày càng sụt giảm. Bởi vậy, dù rất muốn giữ vững vùng nguyên liệu nhưng một số địa phương vẫn phải chủ động vận động người dân chuyển đổi cây trồng để đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh việc giá mía xuống thấp thì
Bên cạnh việc giá mía xuống thấp thì dịch bệnh cũng là một nguyên nhân làm cho diện tích vùng nguyên liệu mía ngày càng thấp

Ông Hồ Hữu Hoài- Phó CTUBND xã Nghĩa Phú - Nghĩa Đàn cho hay: Chủ trương của xã là đối với những diện tích mía đã trồng 14-15 năm rồi thì vận động nhân dân chuyển sang trồng các loại cây khác.

Từ chỗ quy hoạch 30 nghìn ha, đến nay quỹ đất dành cho cây mía nguyên liệu chỉ còn lại trên dưới 22 nghìn ha. Cùng với việc năng suất mía liên tục giảm, từ 100-120 tấn/ha những năm 1998 đến nay chỉ còn 50-55 tấn/ha thì việc thiếu hụt nguyên liệu chế biến của các nhà máy cũng là điều dễ hiểu. Vì thế, không chỉ vụ ép 2016 - 2017, mà tới đây nữa, ngành mía đường cũng như các địa phương đang đứng trước thách thức thiếu nguyên liệu.

Nông dân thiếu mặn mà với cây mía, tất yếu, các nhà máy đường sẽ đứng trước nguyên nhân thiếu nguồn nguyên liệu trong mỗi vụ ép
Nông dân thiếu mặn mà với cây mía, tất yếu, các nhà máy đường sẽ đứng trước nguyên nhân thiếu nguồn nguyên liệu trong mỗi vụ ép
Nhiều địa phương vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng phù hợp trên diện tích đã canh tác mía sau 10  năm
Nhiều địa phương vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng phù hợp trên diện tích đã canh tác mía sau 10 năm

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, việc đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào thay thế các loại cây kém hiệu quả là điều tất yếu. Cũng xin được nói thêm rằng: nhờ có cạnh tranh nguyên liệu, giá trị của cây mía năm nay đã tăng hơn năm ngoái, và như vậy, nông dân là người phấn khởi nhất. Tuy nhiên, bài học về được mùa rớt giá, chưa bao giờ là cũ. Vì thế,  để cả doanh nghiệp và người dân cùng nhau phát triển bền vững cần một giải pháp căn cơ hơn. Đó là những giải pháp gì? Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập trong chương trình thời sự tiếp theo. Mời quý vị và các bạn chú ý theo dõi.

(An Duyên – Hồng Phong)