Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Vì sao Nguyễn Đình Thục ra sức chống đối khi Hoàng Đức Bình bị bắt?

18:39, 17/05/2017

Ngày 15/5/2017, khi cơ quan cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Nghệ An thi hành lệnh bắt Hoàng Đức Bình vì các tội "Chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", Linh mục Nguyễn Đình Thục - chủ chăn giáo xứ Song Ngọc (huyện Quỳnh Lưu) đã kêu gọi các đối tượng quá khích cản trở sự lưu thông trên Quốc lộ 1A. Điều đó khiến dư luận đặt câu hỏi: Vì sao Nguyễn Đình Thục ra sức chống đối khi Hoàng Đức Bình bị bắt?

Vào lúc 10h30 ngày 15/5/2017, Hoàng Đức Bình bị bắt khi đang đi trên cùng chiếc xe ô tô Fortuner cùng với Nguyễn Đình Thục và một nhân vật “cộm cán” của tổ chức phản động Việt Tân là Emily. Và ngay lập tức, Nguyễn Đình Thục đã liên tục gọi điện thoại cho giáo xứ mình phụ trách và các giáo xứ lân cận để trình bày sự việc cộng sản đã bắt “một người thường xuyên” giúp đỡ Cha, đồng thời yêu cầu các giáo xứ cho người đến ứng cứu để đòi “thả người bị bắt”. Hành động này của Nguyễn Đình Thục cũng đã được người đi cùng xe với Thục lúc ấy thực hiện livestream trên mạng xã hội.

 

Hàng triệu người dân Nghệ An và trong cả nước đã vô cùng ngạc nhiên về thái độ điên cuồng này của Nguyễn Đình Thục. Người chăn dắt hàng ngàn giáo dân của một giáo xứ lại có quan hệ rất thân mật với đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đồng thời có cái nhìn phiến diện và đi ngược chủ trương của Đảng, Nhà nước. Những điều này trái ngược hẳn với hình ảnh của linh mục mà mọi người thường nghĩ đến là thân thiện, bác ái, nhân văn, đem đến những điều tốt đẹp, tươi sáng, luôn hướng đồng bào theo đạo công giáo có cuộc sống kính “Chúa yêu nước, tốt đời đẹp đạo” và gìn giữ mối đoàn kết lương giáo thuận hòa.

Nguyễn Đình Thục gọi điện lôi kéo các phần tử quá khích tràn ra QL1A để cản trở giao thông  ngay sau khi Hoàng Đức Bình bị bắt ngày 15/5/2017
Nguyễn Đình Thục gọi điện lôi kéo các phần tử quá khích tràn ra QL1A để cản trở giao thông ngay sau khi Hoàng Đức Bình bị bắt ngày 15/5/2017

Không khác những “kịch bản” trước đó, lần này, Nguyễn Đình Thục cũng đã kích động và kêu gọi được đám đông quá khích tiếp tục xuống đường cùng cây cối, gạch đá... với mục tiêu đen tối là làm ách tắc sự lưu thông trên tuyến đường huyết mạch của đất nước – QL 1A. Thục vẫn với thái độ hung hăng đầy tuyên chiến bằng giọng điệu đòi “thả người bị bắt”, cùng với đó là hàng loạt “biểu ngữ” mà đám đông quá khích cầm trên tay. Đỉnh điểm của sự kiện “đòi thả người bị của bắt” là Thục đã chỉ đạo phần tử quá khích bắt giữ 3 người dân.

 

“Kịch bản” của chủ chăn Thục đã quá quen thuộc với nhiều người dân vùng Diễn – Yên – Quỳnh nói riêng, người dân Nghệ An và cộng động mạng nói chung: Kiếm cớ - kích động – xuống đường cản trở lưu thông – Hiệp thông.

Chỉ trong vòng 3 tháng, Nguyễn Đình Thục cho “diễn” kịch bản bản này 3 lần.

Ngày 14/2/2017, lấy lí do “khởi kiện Formusa”, Nguyễn Đình Thục đã tập hợp đoàn người khoảng hơn 300 giáo dân với băng rôn, cờ hoa đổ ra đường hướng về thị xã Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh kiện tụng, đòi chia tiền Formosa bồi thường cho ngư dân nơi đây. Đỉnh điểm của sự việc này không chỉ gây ách tắc giao thông trên QL1A nhiều giờ đồng hồ mà còn là việc, đoàn người đi khiếu kiện tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ do Nguyễn Đình Thục cùng một số phần tử cực đoan lớn tiếng cầm loa kích động.

Nguyễn Đình Thục trực tiếp cầm loa kêu gọi đoàn người tham gia khiếu kiện Formusa ngày 14.2 vừa qua
Nguyễn Đình Thục trực tiếp cầm loa kêu gọi đoàn người tham gia khiếu kiện Formusa ngày 14/2/2017 vừa qua
 

Vai trò của Hoàng Đức Bình trong “kịch bản” của Nguyễn Đình Thục ngày 14/2/2017 là ngồi trên xe ô tô thực hiện livestream toàn bộ diễn biến của cuộc tuần hành khiếu kiện.

Trong vụ việc của Giáo xứ Song Ngọc - huyện Quỳnh Lưu diễn ra ngày 14/2/2017, Hoàng Đức Bình có mặt trong xe ô tô thực hiện quay phim, phát livestream tán phát lên mạng ở nhiều vị trí, góc độ khác nhau
Trong vụ việc của Giáo xứ Song Ngọc - huyện Quỳnh Lưu diễn ra ngày 14/2/2017, Hoàng Đức Bình có mặt trong xe ô tô thực hiện quay phim, phát livestream tán phát lên mạng ở nhiều vị trí, góc độ khác nhau (Ảnh cắt từ clip)

Như vậy, có thể thấy rất rõ vai trò hậu thuẫn của Hoàng Đức Bình trong “kịch bản” của Nguyễn Đình Thục. Tạo ra sự kiện ngày 14/2/2017 rồi liên tục cập nhật thông tin vụ việc trên các trang mạng xã hội cực đoan nhằm mục đích ghi công, ghi điểm với các tổ chức, cá nhân phản động và các thế lực thù địch bên ngoài. Ý đồ gây mất ổn định chính trị, chống phá Nhà nước XHCN Việt Nam và cao nhất là âm mưu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam của Thục đã quá  rõ ràng, bởi chính Thục cũng đã từng cầu nguyện: Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho anh em và cho nhau. Cầu nguyện cho chế độ cộng sản mau mất đi.

Điều 1239 của Bộ Giáo luật ghi rõ: “Cả bàn thờ cố định lẫn bàn thờ di động chỉ được dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa”, tuyệt đối không được sử dụng vào bất cứ việc phàm tục nào, thế nhưng linh mục Nguyễn Đình Thục vẫn cố tình phớt lờ, biến nhà thờ thành nơi cổ vũ những việc làm phàm tục, dành phần lớn thời gian của một buổi lễ để nói xấu chế độ, kích động giáo dân khiếu kiện, thiếu đạo đức nơi tôn nghiêm…

Linh mục quản xứ Song Ngọc Nguyễn Đình Thục (Cầm loa và điện thoại) có mặt trước trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu
Nguyễn Đình Thục cầm loa kêu gọi giáo dân tụ tập trường trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu để đòi lại bao tải áo phông trắng có in hình tròn gạch chéo và có in dòng chữ “Fomosa cút khỏi Việt Nam”.

Nối tiếp sự kiện ngày 14/2/2017, ngày 24/4/2016, lấy cớ “bọc áo” bị lực lượng thu giữ sau một vụ va chạm giao thông xảy tại tuyến đường liên thôn thuộc xóm Thọ Đồng, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, Linh mục quản xứ Song Ngọc Nguyễn Đình Thục đã lên loa thông tin cho bà con giáo dân một cách hoàn toàn bịa đặt là công an huyện Quỳnh Lưu đã có hành vi đạp đổ người chở hàng và cướp đồ. Linh mục Nguyễn Đình Thục đã cùng với linh mục Đặng Hữu Nam - quản xứ Phú Yên kích động bà con 2 giáo xứ kéo lên trụ sở Công an huyện, gây áp lực với chính quyền để đòi lại số hàng hóa trên. Sự kiện này cũng đã  gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của các phương tiện trên Quốc lộ 1A nhiều giờ liền.

Trước khi về làm Linh mục quản xứ Song Ngọc, Nguyễn Đình Thục đã từng là Phó chánh của giáo xứ Quan Lãng - xã Tường Sơn - huyện Anh Sơn. Nhiều giáo dân của giáo xứ Quan Lãng vẫn còn ám ảnh bởi những tháng ngày Thục còn ở đây. Điển hình nhất, ngày 1/7/2012, mặc dù chưa có sự đồng ý của chính quyền cùng sự phản đối của nhân dân địa phương, Nguyễn Đình Thục vẫn kêu gọi khoảng 700 dân người từ nơi khác kéo về thôn Trung Hương - xã Yên Khê để hành lễ trái pháp luật. Trong vụ việc này, 43 người dân xã Yên Khê và tổ công tác huyện, xã đã bị đẩy vào nơi mà các linh mục Giáo xứ Quan Lãng gọi là nhà nguyện và bị giam giữ làm con tin, đánh đập trong suốt 12 giờ.

“Hành tung” của vị Cha xứ Nguyễn Đình Thục không khó để nhận ra. Thái độ bất chấp, hành động đi ngược lại với điều răn của Chúa và trái với các quy định của Pháp luật, Thục đã móc nối, hợp tác cùng các đối tượng phản động, kích động, gây bất ổn cho cuộc sống của nhiều giáo dân. Khi đối tượng phản động bị bắt, Thục gần như điên loạn. Phải chăng, Thục sợ bị bại lộ con người thật của chính mình?

Nỗi sợ hãi của Thục, nếu có, cũng như không mà thôi, bởi ý đồ của Thục đã được chính Thục “hiện thực hóa” bằng hành vi trái pháp luật – điều mà ai cũng thấy rõ.

Trên facebook cá nhân của Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền và một số đối tượng quá khích khác, có rất nhiều hình ảnh thể hiện mối quan hệ thân mật của các đối tượng với Thục.

Nguyễn Đình Thục có mối quan hệ thân thiết với nhiều đối tượng thuộc tổ chức ngoại vi và
Nguyễn Đình Thục có mối quan hệ thân thiết với nhiều đối tượng thuộc tổ chức ngoại vi, có mưu đồ phản động chống phá sự ổn định và phát triển của đất nước

Chủ chăn nổi loạn thì giáo xứ đâu có bình yên... Một kẻ đã bán linh hồn cho quỹ dữ thì chắc chắn không thể nhân danh thiên chúa thực hiện sứ vụ loan báo tin mừng.

Câu hỏi “Vì sao Nguyễn Đình Thục ra sức chống đối khi Hoàng Đức Bình bị bắt” sẽ được trả lời sau khi cơ quan chức năng điều tra với những chứng cứ cụ thể. Nhưng với nhãn quan của một công dân nước Việt Nam, câu hỏi đó có thể không quá khó, là bởi Thục đã bị mất đi một “cộng sự” đắc lực cho mưu đồ phản quốc của mình.

(NTV)

[links()]