Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi, ngày 19/3, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Lê Thị Hoài Chung đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm quan điểm quyết tâm, quyết liệt với ba mục tiêu, tăng tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng, đảm bảo ít nhất 95% đối tượng phải được tiêm; triển khai tiêm chủng an toàn; đảm bảo chậm nhất đến ngày 31/3 phải hoàn thành kế hoạch đề ra; khống chế và điều trị dịch bệnh, ngăn chặn lây nhiễm chéo nếu dịch sởi bùng phát.
Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận.
Bộ trưởng Y tế có nhiệm vụ chỉ đạo và hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh sởi, kết thúc chậm nhất trong tháng 3.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp quyết liệt để phòng chống bệnh sởi. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao để đối phó ...
Tính đến thời điểm hiện tại, 17 tiểu bang của Mỹ đã báo cáo các trường hợp cúm gia cầm H5N1 ở người, nhưng vẫn chưa có bằng chứng về sự lây truyền giữa người và các ca nhiễm bệnh vẫn ở mức nhẹ. Các chuyên gia cảnh báo, cúm gia cầm có thể trở nên nguy hiểm hơn nếu kết hợp với virus cúm mùa.
Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tim, thận và hệ thần kinh, có thể dẫn đến tử vong.