Để Di sản văn hóa Ví, Giặm không bị mai một, mất đi mà trường tồn cùng dân tộc và văn hóa nhân loại, ngoài nỗ lực trao truyền, kế thừa của lớp lớp nghệ sỹ, nghệ nhân, thì luôn rất cần có sự đầu tư tâm tài đúng mực từ cấp uỷ, chính quyền các cấp, mà trước hết là 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.
Sáng 22/10, tại chùa An Thái, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Nghệ An đã trang trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Quan Âm Nam Hải năm 2024.
Lễ hội hang Rú Ấm - Cây Đa làng Trù huyện Nghĩa Đàn lần thứ nhất năm 2024, diễn ra trong 2 ngày (21 - 22/8). Phần lễ được tổ chức tại Hang Rú Ấm xã Nghĩa Đức, gồm các nghi thức: dâng hương, tưởng nhớ các bậc tiền nhân, là dịp để ôn lại truyền thống, quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn.
Du lịch cộng đồng có quan hệ hai chiều với việc bảo tồn di sản văn hóa của các tộc người. Nó vừa là con đường để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa là nhân tố quan trọng làm biến đổi bản sắc văn hóa. Vậy nên, để phát triển du lịch cộng đồng một cách phù hợp thì cần phải nhận thức rõ mối quan hệ này và có định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn di sản văn hóa một cách đúng đắn.
Ngày hội hái quả huyện Kỳ Sơn năm 2024 được tổ chức với thông điệp kết nối tiêu thụ sản phẩm, đồng thời là hoạt động nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Đến với ngày hội hái Mận du khách không chỉ được hòa mình vào không khí náo nhiệt trong phần thi hái quả mà còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc của địa phương.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2024, chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 16/5, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Khai mạc Liên hoan Tiếng hát Làng Sen năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Lễ hội Cầu ngư, phường Nghi Hải, TX Cửa Lò năm nay được tổ chức từ 21 - 23/4 với nhiều nội dung đặc sắc như: Lễ Phụng nghinh, chương trình nghệ thuật, hội thi đua thuyền truyền thống, hội thi cắt cá thu nướng, hội trại và các trò chơi dân gian …
Tối 21/4, Sở Văn hóa và Thể thao, Đài PT-TH Nghệ An và UBND huyện Đô Lương đã tổ chức Tổng duyệt chương trình Lễ hội Đền Nguyễn Cảnh Hoan (Thập niên sự lễ ) năm 2024 và công bố Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Sáng 14/4, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông tổ chức hội thi bắt cá trên sông Giăng. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chào mừng lễ hội Môn Sơn, Lục Dạ năm 2024.
Đón nhận dòng họ văn hóa được hội đồng gia tộc, con cháu họ Nguyễn Đình đại chi 10 phối hợp với UBND phường Nghi Thủy - TX Cửa Lò tổ chức sáng nay (27/3).
Theo lịch cổ của đồng bào dân tộc Thái, người ta tính năm mới kể từ khi có tiếng sấm diễn ra sau Tết Nguyên đán (từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch). Trong những ngày này, bà con dân bản đổ về nhà thầy mo để tổ chức lễ “Kí chốm phả hóng” (Lễ ăn mừng tiếng sấm) nhằm tạ ơn trời đất với hy vọng có được những “cơn mưa cho cây cối sum suê xanh mướt, lúa ngô tốt tươi, gia súc, gia cầm khỏe mạnh, không dịch bệnh, người người luôn hạnh phúc, no ấm”.
Sáng 23/3, (tức ngày 14/2 âm lịch), xã Xuân Thành, huyện Yên Thành phối hợp với Chùa Chí Linh long trọng tổ chức khai mạc lễ hội đền Gám, chùa Gám năm 2024.
Sáng 16/3 (tức ngày 7/2 AL), thị xã Thái Hoà đã khai mạc lễ hội Làng Vạc lần thứ XXV, năm 2024 và tiến hành Lễ rước Vạc đồng, Lễ đại tế tại điện thờ Làng Vạc thuộc phường Long Sơn, thị xã Thái Hoà, Nghệ An.
Năm 2024 là năm đầu tiên lễ hội hoa gạo được tổ chức tại xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn. Trong khuôn khổ lễ hội hoa gạo đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ý nghĩa thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Sáng 12/3, Sở Khoa học và công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học công bố kết quả nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch văn bia Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại 25 văn bia Phật giáo trên địa bàn 9 huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh.