Nói về văn hóa tâm linh của dân tộc Thái thì rất phong phú, đa dạng. Ngoài các lễ hội lớn như: lễ mừng lúa mới, mừng nhà mới, Tết Độc lập, Tết Nguyên đán, làm vía, mừng thọ…, lễ cúng “lông kiếng” mà tiếng Thái (Tương Dương) quen gọi là “Chằm lông kiếng” quy mô tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Sáng 30/8 (tức ngày 15/7 Âm lịch), xã Long Xá, huyện Hưng Nguyên phối hợp dòng họ Võ (chi cụ Tú Lang) tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh và 125 năm ngày mất của cụ Tú Lang.
Trong văn hóa của người đồng bào dân tộc Thổ tại thị xã Thái Hòa, Nghệ An, “Hát cuối” được xem như là nét văn hóa đặc trương, mang đậm bản sắc của người dân trong các dịp lễ, Tết. Trong làn điệu “Hát cuối”, tiếng cồng, tiếng chiêng được xem như một vật thiêng, là sợi dây kết nối giữa người trần và các đấng thần linh, giữa con cháu ở hiện tại với ông bà tổ tiên.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, việc giao lưu, tiếp biến các giá trị văn hóa từ bên ngoài vừa tạo ra cơ hội, đồng thời là thách thức đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số. Trước thực tế đó, với niềm đam mê và mong muốn được lưu giữ truyền dạy văn hóa đồng bào dân tộc Thái cho thế hệ trẻ, nghệ nhân ưu tú Thái Sầm Thị Xanh ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu đã tổ chức mở các lớp học văn hóa Thái miễn phí cho các em học sinh dịp hè và người dân trong bản, làng.
Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, để tiến tới hôn nhân, người Thái phải thực hiện trang trọng các nghi lễ truyền thống, từ lễ dạm ngõ, tiếng Thái gọi là “dám xáo”, mới đến ăn hỏi, gọi là “xút hỏng phạc”, lễ cưới chính gọi là “tạnh đóong”. Mỗi nghi lễ còn có các nghi thức cử hành khác nhau theo phong tục, tập quán của dân tộc. Với đồng bào dân tộc Thái ở huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An), một số nét văn hóa trong phong tục cưới hỏi đã được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào.
Sau hơn một tuần diễn ra thành công với chuỗi sự kiện văn hóa sôi nổi, đầy màu sắc và ấn tượng, thấm đẫm giá trị di sản văn hóa dân tộc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách và Nhân dân, tối 5/8, Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 với chủ đề “Ví, Giặm - Tinh hoa tỏa sáng” cùng với Hội diễn đàn hát dân ca 3 miền đã bế mạc tại Quảng trường Hồ Chí Minh.
Về với bản Nưa, xã Yên Khê huyện Con Cuông, nhắc đến nghệ nhân Vi Thị Hồng không ai là không biết. Mặc dù năm nay đã 76 tuổi, nhưng bằng niềm đam mê với dân ca Thái, không chỉ hát, biểu diễn mà bà Hồng còn tự mình sưu tầm, sáng tác, viết lại lời mới cho các làn điệu, góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Sáng 10/7, tại xã Phà Đánh, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn phối hợp với Cấp ủy, Chính quyền xã, tổ chức khai giảng lớp dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống, cho hội viên nông dân đồng bào dân tộc Thái bản Kèo Lực 1.
Với niềm đam mê và tình yêu sâu sắc dành cho văn hóa dân tộc, những thành viên của CLB dân ca Ví, Giặm Hương Xuân, phường Quỳnh Xuân, TX Hoàng Mai đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ, bảo tồn, lan tỏa đến bạn bè trong và ngoài thị xã làn điệu hát dân ca Ví, Giặm của vùng đất Nghệ Tĩnh.
Bản Nưa (xã Yên Khê, huyện Con Cuông) là bản định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Tạ Bó. Nhiều năm qua, người dân bản Nưa với truyền thống đoàn kết đã cùng nhau chăm lo xây phát triển đời sống kinh tế ấm no, hạnh phúc; xây dựng bản làng văn hóa.
Quỳ Hợp là huyện miền núi của Nghệ An hội tụ những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của các dân tộc Kinh, Thái, Thổ. Những năm qua, các cấp các ngành trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó hoạt động xây dựng và phát triển các câu lạc bộ (CLB) văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Tối 28/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh, Hội thi “Hát dân ca trong trường học” lần thứ V năm 2023 đã chính thức khai mạc. Tới dự có đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong khuôn khổ Lễ hội Làng Sen năm 2023 nhân Kỷ niệm 155 năm Năm sinh Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 2023), 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), tối 15/5, tại phố đi bộ Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội đường phố với chủ đề “Quê hương mùa sen nở”.
Hướng tới kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), tối 10/5, huyện Thanh Chương tổ chức Liên hoan tiếng hát Làng Sen năm 2023.
Nằm trong chương trình chào mừng kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), Lễ hội Làng Sen năm 2023, tối 6/5, tại sân vận động xã Nam Thái, UBND huyện Nam Đàn đã tổ chức Liên hoan Tiếng hát Làng Sen thứ 41.
Trong các nghi lễ của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An, lễ Ký Sa được xem là một nghi lễ hết sức đặc biệt bởi nó chỉ dành cho các ông Mo Một – người thường xuyên được bà con mời đến khi gia đình tổ chức cúng vái hay bản làng tổ chức các lễ trọng.