Tại các khu chợ đầu mối, chợ truyền thống ở Nghệ An, lượng hàng hoá nhập về khá dồi dào. Giá bán hầu hết mặt hàng tương đối ổn định, trừ mặt hàng hải sản tăng khá cao và giá rau xanh tăng khoảng 40% so với ngày thường.
Để hạn chế lây lan dịch bệnh, UBND phường Quỳnh Thiện, TX.Hoàng Mai (Nghệ An) đã tự nghĩ ra cách đóng dấu phát phiếu đi chợ cho người dân trong vòng hơn 1 tháng.
Với nhịp sống đô thị hiện đại, các kênh bán lẻ như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, các kênh bán hàng trực tuyến...có sự phát triển nhanh chóng. Trong khi đó, hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Vinh ngày càng xuống cấp. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng khiến hệ thống chợ ngày càng vắng khách. Hướng phát triển nào cho hệ thống chợ truyền thống hiện nay? Đó là câu chuyện mà vấn đề đô thị tuần này sẽ đề cập.
Nếu như các năm trước, thời điểm này các tiểu thương kinh doanh những mặt hàng bánh, kẹo, mứt, các loại hạt… bắt đầu nhập hàng, trữ hàng bán Tết. Thế nhưng năm nay, do dịch bệnh nhiều chợ truyền thống tại Nghệ An sức mua bị giảm mạnh, nhiều tiểu thương chợ "e;ngập ngừng"e; trong việc nhập hàng Tết về chợ vì không biết sức mua năm nay ra sao.
Nếu như những năm trước, thời điểm này đến cuối năm thị trường bán lẻ hoạt động sôi nổi. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh tại Nghệ An, một số khu chợ truyền thống lại ế ẩm, khiến không ít tiểu thương buộc phải đóng cửa, thậm chí bỏ chợ.
Theo Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 về quy định tạm thời "e;Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"e;, có 4 cấp độ dịch bệnh, gồm: cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.
Người dân được đi lại giữa các vùng nguy cơ; siêu thị, chợ và hàng quán mở cửa ở cả 4 cấp dịch bệnh... là những điểm mới trong quy định 'thích ứng an toàn' Covid-19.