Sáng 24/7, tại hội nghị trao đổi kinh nghiệm và ký kết chương trình hợp tác phát triển, giữa 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Ngãi đã thống nhất ghi nhớ 10 nội dung.
Chiều 6/7, Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm nội dung về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm OCOP trong điều kiện thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và biến động của thị trường. Người trả lời chất vấn là Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ và Công Thương.
Tại hội nghị tiếp xúc với Đại biểu HĐND tỉnh, cử tri huyện Quỳnh Lưu kiến nghị Nhà nước quan tâm chế độ cho các đối tượng người có công, người cao tuổi, chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách, chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, bí thư, xóm trưởng để các lực lượng yên tâm công tác.
Sáng 29/5, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 5 để cho ý kiến đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6; góp ý vào các dự thảo Nghị quyết trình HĐND tỉnh sắp tới. Nhận định hết quý II và 6 tháng đầu năm nay, tỉnh sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kịch bản đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh: các sở, ngành phải bám sát tình hình, kịp thời tháo gỡ những khó khăn là lực cản đối với sản xuất, kinh doanh, tìm dư địa mới cho mục tiêu tăng trưởng; hỗ trợ, giúp cho doanh nghiệp - động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Sáng 27/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng, miền tại Nghệ An.
Huyện Quỳnh Lưu hiện có tổng đàn hươu nai hơn 10.000 con. Những năm gần đây, các sản phẩm từ hươu nai được thị trường ưa chuộng, giá trị lộc nhung cũng tăng lên nên đời sống của người chăn nuôi cũng ngày càng khấm khá. Nhiều hộ đã mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân, thời gian qua huyện Nghĩa Đàn đã triển khai thực hiện nhiều mô hình trình diễn, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, hình thành và lan tỏa những phương thức sản xuất tiến bộ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Đồng thời, hỗ trợ nông dân tiếp cận với phương pháp phát triển sản xuất theo định hướng của thị trường.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thời điểm này, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Anh Sơn đang bắt tay ngay vào việc vệ sinh chuồng trại, tập trung tái đàn để ổn định hoạt động chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Là một huyện thuần nông, Anh Sơn xác định việc xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với các sản phẩm mang thế mạnh đặc trưng của địa phương là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển. Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua huyện đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan, 21 xã, thị trấn tích cực triển khai thực hiện. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn; giúp người dân nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, từ đó nâng cao thu nhập và góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Sau 3 tháng trồng và chăm sóc, hiện nay, cây bí xanh vụ đông ở huyện Anh Sơn đang bước vào thu hoạch chính vụ, năng suất đạt hơn 2 tấn/sào. Niềm vui của người trồng bí được nhân đôi vì thời điểm giáp Tết bí được giá.