Tuần qua, Liên minh châu Âu đã nhóm họp tại Brussels và bật đèn xanh cho việc thông qua gói trừng phạt thứ 13 nhắm vào tổ hợp công nghiệp, quân sự của Nga. Ngay sau đó, chính quyền Mỹ cũng công bố hơn 500 lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga. Đây là đợt trừng phạt mới nhất trong loạt cơn bão trừng phạt Nga kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nhiều người đã đặt câu hỏi liệu đợt trừng phạt này có làm nước Nga suy yếu? Để phân tích rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tuyến với khách mời là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố trừng phạt cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cùng Bộ Tình báo và An ninh nước này vì liên quan đến vụ bắt giữ trái phép công dân Mỹ.
Serbia tiếp tục từ chối yêu cầu của EU về việc áp trừng phạt Nga, song khẳng định sẽ không để lãnh thổ của nước này trở thành nơi các bên tránh khỏi lệnh trừng phạt.
Thủ đô Kyiv của Ukraine sẽ áp lệnh giới nghiêm trong 35 giờ sau khi một số tòa chung cư trúng pháo kích của quân đội Nga từ bên ngoài thành phố, thị trưởng thành phố tuyên bố.
Trên bình diện quốc tế, xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động tới kinh tế, an ninh, địa chính trị, khiến nhiều tổ chức phải thay đổi cách thức hoạt động.
Mỹ tuyên bố sẽ áp lệnh trừng phạt Nga sau phản ứng thận trọng ban đầu trước việc Tổng thống Vladimir Putin ký lệnh điều quân tới hai vùng ly khai thân Nga của Ukraine.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky vừa thông qua một sắc lệnh của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia cho phép áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 24 công ty của Nga.