Đài phát thanh và truyền hình Nghệ An
NTV-Emagazine
.

Tâm hồn Nghệ trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh

09:03, 26/01/2023
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đẹp, một  vẻ đẹp của sự hoàn mỹ nhưng lại rất đời thường; vĩ đại mà thân thương đến lạ. Nhưng trong thẳm sâu trái tim ấy lại là một hồn quê rất Nghệ. Bởi Bác Hồ của chúng ta, dù có vĩ đại đến đâu, xứ Nghệ cũng là cái nôi sinh ra, bước đầu hình thành nên tâm hồn và nhân cách của Người. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đẹp, một  vẻ đẹp của sự hoàn mỹ nhưng lại rất đời thường; vĩ đại mà thân thương đến lạ. Nhưng trong thẳm sâu trái tim ấy lại là một hồn quê rất Nghệ. Bởi Bác Hồ của chúng ta, dù có vĩ đại đến đâu, xứ Nghệ cũng là cái nôi sinh ra, bước đầu hình thành nên tâm hồn và nhân cách của Người. 

Khung cảnh đơn sơ bên mái tranh nghèo ở Làng Sen quê cha và Hoàng trù quê mẹ đã để lại trong mỗi người những xúc cảm sâu sắc. Dù nơi đây, chỉ gắn bó với Người vẻn vẹn 10 năm. Nhưng dường như 10 năm ngắn ngủi ấy, đã hình thành và hun đúc nên  những tính cách, khí phách riêng có của con người xứ Nghệ trong sâu thẳm trái tim Hồ Chí Minh.

Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất xứ Nghệ, đầy nắng gió khắc nghiệt nhưng lại là cái nôi của truyền thống văn hóa, cách mạng. Nơi xưa kia được coi là "thành đồng ao nóng của nước nhà, là then khóa của các triều đại”. Từ thời Thục An Dương Vương, … Mai Hắc Đế đến Lê Lợi, Quang Trung- Nguyễn Huệ... Rồi những thập kỷ kháng chiến chống giặc ngoại xâm sau này, Nghệ An luôn là miền quê dậy sóng với những phong trào cách mạng đi vào lịch sử dân tộc. 

Đặc biệt, thân sinh của người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- một nhà nho nghèo nhưng nghiêm khắc trong cách dạy con. "Vật dĩ quan gia vị ngô phong dạng" là câu nói cụ thường nhắc nhở, răn dạy các con- Tức là, "không lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình"

Còn mẹ là bà Hoàng Thị Loan- người phụ nữ cả cuộc đời tần tảo  hy sinh vì chồng vì con. Ở bà đã hội tụ đầy đủ nhất phẩm hạnh, cốt cách của người phụ nữ Việt Nam. Nếu như ảnh hưởng của ông Nguyễn Sinh Sắc đối với các con là nền văn hoá bác học, một nhân cách yêu nước thương nòi mang đậm tính nhân văn, thì ảnh hưởng từ người mẹ là nền văn hóa dân gian giàu truyền thống... 

Trong nếp nhà tranh ở Làng Sen. Một vĩ nhân, một người xoay vần cả lịch sử dân tộc, một tấm gương sáng ngời muôn thuở lại có những tháng năm tuổi thơ đầy gian khó. 

Chiếc phản gỗ đơn sơ là nơi cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đàm đạo việc đời, việc nước với nhiều sĩ phu văn thân yêu nước trong vùng. Câu chuyện, khí phách của các nhà nho xứ Nghệ đã thấm vào tâm hồn, hình thành trong Bác lòng yêu nước thương dân, giúp Người bước đầu nhen nhóm hoài bão cứu nước. 

Để rồi, tháng 5 năm 1911 người đã ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba khắp các Châu lục, chịu  bao nhiêu sóng gió khổ ải, để tìm cho được con đường giải phóng dân tộc. 

Trong biết bao câu chuyện và sự kiện gắn với cuộc đời vị lãnh tụ thiên tài  Hồ Chí Minh thì hình như trong cuộc sống sinh hoạt của Người đâu đâu cũng thể hiện rõ tính cách của con người nghệ tĩnh. Bữa cơm của một vị chủ tịch nước… thường ngày lại chỉ có cơm độn sắn, cá kho tương, vài quả cà muối. Với Bác, món quà quý giá nhất mà người dân quê hương dành tặng, chỉ để tiếp khách quý đó là Tương Nam Đàn và cà Pháo Nghi Lộc.

Tìm đâu trong lịch sử nhân loại, hình ảnh một vị chủ tịch nước lại ngày ngày hòa mình vào cuộc sống lao động... Người thường xuyên có những chuyến đi đến với mọi tầng lớp nhân dân ở tất cả các tỉnh thành. Sự thân mật, gần gũi và giản dị của Hồ Chí Minh được thể hiện mọi lúc, mọi nơi. Đó là chất quê riêng có trong một tâm hồn lớn. 

Ngay từ những ngày thơ bé, cho đến lúc bôn ba tìm đường cứu nước và cả sau này khi lãnh đạo đất nước, đức tính hiếu học, khổ học và sự hài hước hóm hỉnh từ ngàn xưa của các ông đồ Nghệ thấm đẫm trong Bác. Từ cậu bé Nguyễn Sinh Cung, đến người học trò Nguyễn Tất Thành, rồi anh bồi bàn, đến vị chủ tịch nước, Người đều luôn tự học. Thông thạo 12 ngoại ngữ, 28 thổ âm. Dù đã 71 tuổi nhưng ngày nào Bác cũng học. Câu nói: "Phải học. Nếu không học mình sẽ lạc hậu" của Bác luôn là lời răn dạy ý nghĩa đến lớp lớp thế hệ nhân dân Việt Nam. 

Người xứ Nghệ từ ngàn xưa có cuộc sống vật chất khá nghèo nàn nhưng đời sống tinh thần lại phong phú đa dạng. Nơi đây là một vùng quê có nền văn hóa dân gian giàu  bản sắc. Nền văn hóa đó đã được những người con xứ nghệ vận dụng một cách linh hoạt sâu sắc vào các tác phẩm thơ văn của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất thích vận dụng ca dao, dân ca khi nói và viết. Đặc biệt, người rất thích lẩy kiều, tập Kiều. Dù bất kỳ hoàn cảnh nào, Người đều có thể lẩy kiều. Một nét riêng rất đặc biệt, rất Nghệ Tĩnh, ở Hồ Chí Minh khiến  bạn bè quốc tế phải nể phục. 

Có lẽ sự hội tụ về tâm hồn, trí tuệ của người dân xứ Nghệ trong con người bác đã làm nên một Hồ Chí Minh vĩ đại. Triệu triệu người dân Việt nam đều nhớ về chất giọng nằng nặng, trầm ấm của Bác trong mùa thu tháng 9 năm nào... Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: 

Người cao lớn quá nhưng cũng thân thương quá. Không một nét văn hóa Nghệ nào người có thể quên. Và có lẽ tình yêu lớn nhất của người dành cho quê hương đó là tình yêu câu hát dân ca. Với Bác Hồ, khúc dân ca xứ Nghệ luôn là dòng sữa ngọt ngào chảy mãi trong tâm khảm. Cũng vì thế mà trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, trái tim người vẫn đau đáu hướng về quê hương. Muốn sống với làn điệu dân ca đã ru Người vào giấc ngủ của những năm tháng tuổi thơ trên cánh võng nơi làng Sen, trong vòng tay người mẹ hiền tần tảo, nhân từ. Trong phút giây vĩnh biệt thế giới để về cõi vĩnh hằng, người lại khao khát được đắm lòng mình trong giai điệu ngọt ngào ấy.

Biên tập: Khánh Ly, Đồ họa: Sỹ Hoàn
Kỹ thuật: Lưu Đăng

 

 

 

Xem thêm bình luận

Sự kiện liên quan

    Xem thêm sự kiện

    Xem thêm