Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Phiên chất vấn "nóng" với những công trình khoa học... “cất tủ”

15:26, 09/07/2015
(truyenhinhnghean.vn) Chiều nay (9/7), kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVI đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Giám đôc hai Sở Khoa học - Công nghệ và Nội vụ.

Khai mạc kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVI

Kỳ họp thúc đẩy việc hoàn thành các chỉ tiêu của HĐND tỉnh khoá XVI đề ra

Nhiều vấn đề tồn đọng làm "nóng" phiên thảo luận tại tổ

HĐND tỉnh miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh NK 2011- 2016 

Thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch KT-XH, AN-QP 6 tháng cuối năm 2015

 

 

Dưới sự điều hành của các ông Trần Hồng Châu – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Nguyễn Xuân Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu đã tích cực tham gia thảo luận và chất vấn một cách dân chủ tại hội trường.

 

Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
 
Các đ/c điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

 

Nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng KHCN “cất tủ”: Vì sao?

 

Mở đầu phiên chất vấn, ông Trần Quốc Thành – Giám đốc Sở KH&CN giải trình về việc ứng dụng các đề tài Khoa học - Công nghệ  vào thực tiễn trên các lĩnh vực đạt hiệu quả còn thấp, nhất là việc xây dựng các mô hình kinh tế ở miền núi.

 

Giám đốc Sở KH&CN thừa nhận việc tổ chức thực hiện các đề tài, dự án còn dàn trải, do vậy, nguồn lực đầu tư bị phân tán cho nên hiệu quả chưa cao. Vẫn còn đề tài, dự án khoa học và công nghệ hiệu quả thấp, nhân rộng kém thậm chí không nhân rộng được. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao còn ít, chưa có các đề tài, dự án nghiên cứu đồng bộ để phát triển theo chuỗi cho các sản phẩm chủ lực.

 

 Ông Trần Quốc Thành – Giám đốc Sở KH&CN trả lời chất vấn

 

Ngay sau phần trả lời của Giám đốc Sở KHCN, nhiều đại biểu đã đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của Sở KHCN đối với việc chậm triển khai các đề tài về lễ hội và giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng.

 

Giám đốc Sở KHCN giải trình: 60 đề tài về lĩnh vực văn hóa, du lịch là của cả năm 2015, nên không ảnh hưởng đến tiến độ. Việc phát huy giá trị văn hóa cuả các đền chùa, nghiên cứu đánh giá đề tài lễ hội, Sở KHCN đã nghiệm thu và đã triển khai giai đoạn 2 và giao Sở VH-TT-DLtiếp tục nhân rộng, điển hình là đề tài về lễ hội đền Chín Gian và phát triển du lịch cộng đồng.

 

ĐB Nguyễn Chí Nhâm (Nam Đàn): Ai chịu trách nhiệm đối với các đề tài "cất tủ"

 

Về việc “chết yểu” hàng loạt các mô hình kinh tế khi hết nguồn vốn đầu tư đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. ĐB Lê Văn Trí (Anh Sơn) chất vấn: Chúng ta đã xây dựng nhều mô hình vào sản xuất phát triển KT. Nếu chúng ta vận động xây dựng lại mô hình đó nhưng không được đầu tư thì mất lại cả mô hình, Sở KHCN cần đánh giá nguyên nhân trách nhiệm và có phương hướng khắc phục thời gian tới.

 

 

Về yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ngành KHCN đối với việc bảo quản, chế biến tiêu thụ sản phẩm của ĐB Nguyễn Doãn Quý (Đô Lương), Giám đốc Sở KHCN giải trình: Đây là tình trạng khá phổ biến trong cả nước, trong đó có Nghệ An. Trong kinh tế thị trường, phải tìm kiếm đầu ra rồi mới có sản phẩm, nhưng chúng ta đang thực hiện ngược lại nên tác động của KHCN chưa rõ. Ngành KHCN sẽ tập trung vào sản phẩm chủ lực, sẽ xây dựng sản phẩm hàng hóa trong thời gian tới.

 

ĐB Phan Thế Phương (Nghĩa Đàn) và ĐB Võ Đình Quang (TP Vinh) lại yêu cầu xác định nguyên nhân, tìm giả pháp ối với những đề tài KHCN “cất tủ”. Giám đốc Sở KHCN thừa nhận: Việc chậm triển khai áp dụng các đề tài KH vào sản xuất có nguyên nhân khách quan: Do trình độ thấp, chưa xác lập được khâu bao tiêu sản phẩm.

 

ĐB Nguyễn Thị Quỳnh Nga (Thanh Chương): Xác định vai trò của ngành KHCN trong phát triển NN

 

Vai trò của ngành KHCN trong phát triển Nông nghiệp còn thấp: Giải pháp nào để khắc phục?

 

ĐB Lê Thị Nham (Diễn Châu) chất vấn về việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn chưa có sự tham gia của ngành KHCN để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

 

ĐB Đinh Thị An Phong (Nghi Lộc) cho rằng, do việc chuyển giao các tiến bộ KHKT có ngân sách, tạo nguồn vốn luân chuyển cho các địa phương chưa được thực hiện nên các dự án, đề tài không khả thi, chi tiêu ngân sách lãng phí, ai chịu trách nhiệm?.

 

Còn ĐB Trương Văn Hiền (Yên Thành) yêu cầu: Sở KHCN phải chọn vật tư làm đề tài đặt hàng và có hỗ trợ trong việc thực hiện đề tài KH.

 

Giải trình những vấn đề trên, Giám đốc Sở KNCN cho biết: Một đề tài, dự án khi được đặt hàng thì được thông qua Hội đồng khoa học chuyên ngành. Sau khi có hội đồng cấp ngành, cấp huyện chuyển lên thì Sở KNCN sẽ đánh giá lại trước khi trình tỉnh. Về cánh đồng mẫu lớn, do ngành NN&PTNT chịu trách nhiệm. Để tăng cường nguồn lự trong thực hiện các dự án, đề tài KHCN thì, việc thu hút nguồn lực là quan trọng. Chủ trương của tỉnh là ưu tiên đặt hàng thông qua DN, tạo thành chuỗi từ phát triển sản phẩm cho đến đầu ra. Về nguyên nhân ứng dụng KHKT còn hạn chế do đầu tư chưa tập trung, vẫn còn một số đề tài dự án chưa sát thực tiễn. Trong lĩnh vực cây trồng, ngoài cây dược liệu thì đề xuất ngành NN để triển khai đó là cây ngô; khuyến khích các DN thành lập quỹ phát triển KHCN, đối với các DN nhỏ sẽ được phép gửi vào quỹ của tỉnh, khi cần sẽ được sử dụng.

 

Tuy nhiên, theo các đại biểu, phần giải trình của ông Thành chưa làm thỏa mãn các đại biểu, chưa nhận rõ trách nhiệm của mình.

 

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận phần trả lời chất vấn của Giám đốc Sở HCN

 

3 vấn đề ngành KHCN phải tập trung giải quyết

 

Về phần chất vấn và trả lời chất vấn của ông GĐ Sở KHCN, đồng chí Nguyễn Xuân Sơn – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận: Đã có 11 ý kiến đã đặt câu hỏi, thời gian chất vẫn diễn ra liên tục, các vấn đề được cử tri quan tâm làm sao thúc đẩy sự phát triển KHCN, nhiều tầng lớp nhân dân mong muốn sản phẩm làm ra được tiêu thụ, có chất lượng tốt hơn, cần nhận thức trách nhiệm, lần đầu tiên đăng đàn, nhưng đã giải trình đầy đủ, có trách nhiệm.

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn lưu ý, có 3 vấn đề lớn mà ngành KHCN phải tập trung giải quyết, đó là: KHCN chưa thực sự là động lực chưa tạo sự phát triển; đầu tư còn dàn trải, sự nhân rộng ít, sản phẩm công nghệ ít; quản lý nhà nước về lĩnh vực KHCN còn bất cập. Mặc dù Giám đốc Sở KHCN đã nhận rõ trách nhiệm nhưng thời gian tới ngành KHCN cần sàng lọc thật tốt danh mục đề tài KHCN, cần quan tâm đến ứng dụng trong nông nghiệp, nhất là tái cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tăng nguồn lực kinh tế cho nghiên cứu ứng dụng các đề tài KHCN, khuyến khích huy động mạnh nguồn vốn XH, tranh thủ sự hỗ trợ của TƯ, ngành cần hoàn thành các cơ chế chính sách từng bước tạo lập thị trường KHCN, kết nối giữa các nhà, cơ chế tự chủ.

 

(Hiến Chương - Trường Ca)