Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Cánh sóng PT-TH trên quê Bác

09:15, 05/09/2011
Ngày 7/9/1956 - Tiếng nói vừa thân thiết, vừa hào hùng “Đây là Đài truyền thanh Nghệ An” đã báo cáo với Đảng bộ nhân dân tỉnh nhà sự ra đời của tờ báo nói, với thiết bị còn rất thô sơ: Hai máy TA600W, một máy ghi âm MAG8, một máy thu thanh, hai máy phát điện 10 KVA và 27km đường dây truyền thanh, 17 phóng viên kỹ thuật viên.

 

Ngày 9/12/1961, lần đầu tiên thực hiện chương trỡnh truyền thanh trực tiếp lễ mớt tinh đón Bác Hồ về thăm quê hương, trước sự có mặt của trên 3 vạn đồng bào tỉnh nhà, đã ghi vào truyền thống của ngành một mốc son mới. Cũng năm 1961, một loạt các Đài đài truyền thanh huyện đã ra đời như: Đài truyền thanh huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Nông trường Tây Hiếu, Đông Hiếu, 1-5, và năm 1964 xây dựng tiếp các Đài TTTH Anh Sơn, Đài TTTH TP Vinh. Năm 1967, toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có Đài Truyền thanh. Tháng 10/1965, thành lập Ty thông tin Nghệ An, nòng cốt là cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên từ Đài truyền thanh Nghệ An.

 

Tám năm sau, ngày 19/3/1973, Đài truyền thanh Nghệ An thành lập trở lại với Đài hiệu “Đây là đài phát thanh Nghệ An” được lên sóng. Tháng 5/1974, Đài được trang bị thêm máy phát sóng FM công suất 100W đặt tại ban công Bảo tàng Xô Viết và cột Anten được dựng lên bởi 6 ống dẫn dầu.

 

Tuy thô sơ như vậy, nhưng đây là một mốc son đánh dấu sự chuyển đổi từ Truyền thanh sang Phát thanh.

 

Đại thắng mùa xuân 1975 bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Ngày 01/5/1975, Đài Phát thanh Nghệ An đã tường thuật tại chỗ cuộc mít tinh mừng “Đại thắng mùa Xuân 1975” trước 3 vạn quân và dân TP Vinh, Hưng Nguyên, Nghi Lộc.

 

Tháng 01/1976, cùng với sự hợp nhất 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, Đài phát thanh Nghệ Tĩnh (Trực thuộc Ty thông tin Nghệ Tĩnh) được ra đời. Đài Phát thanh Nghệ Tĩnh được tăng cường thêm 1 máy phát sóng trung 1KW (sau này cải tiến thành máy 15 KW) 1 máy phát sóng ngắn 2,4 KW và cột Anten cao 102 m. Buổi phát sóng Phát thanh Nghệ Tĩnh chính thức lên sóng 384m và 63m được truyền đi đúng vào ngày Quốc khánh 02/9/1976. Tuy thời lượng rất hạn chế nhưng mỗi ngày có 3 chương trình thời sự, một chương trình tiếng dân tộc Thái, một chương trình Văn nghệ. 

 

Hai mươi năm sau, ngày 07/9/1976, Trung ương có chủ trương thành lập Đài Truyền hình Vinh (trực thuộc Trung ương), từ đó Trung tâm phát sóng Truyền hình được xây dựng tại ngã năm Thành phố Vinh. Ban Vô tuyến Truyền hình Trung ương cử cán bộ kỹ thuật, biên tập giúp đỡ trực tiếp. Thiết bị của Đài Truyền hình Vinh được lắp đặt từ nguồn có sẵn sau khi Trung tâm truyền hình Giảng Võ được trang bị đầy đủ.  Truyền hình Vinh là Đài khu vực được xem là Đài đầu tiên ra đời ở phía Bắc.

 

PV NTV tác nghiệp tại nước bạn Lào

 

Ngày 03/2/1977, buổi phát sóng truyền hình đen trắng đầu tiên được phát từ máy công suất 8W, phát sóng mỗi tuần 4 buổi, phục vụ cho khoảng 500 máy thu hình trong nội thành phố Vinh. Năm 1980, Truyền hình Vinh được Ban vô tuyến Truyền hình Việt Nam trang bị máy phát 300W, phủ sóng bán kính 20 Km, phục vụ cho khoảng 2.000 máy thu hình trong thành phố.

 

Tháng 3/1978, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Đài truyền hình Vinh được chuyển về tỉnh Nghệ Tĩnh, hai Đài Phát thanh và Truyền hình hợp nhất thành Đài PT-TH  Nghệ Tĩnh, trung tâm truyền hình được xây dựng tại số 01- Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh hiện nay. Ngày 19/5/1990, trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài đã được trang bị máy phát hình màu Zôna 5 KW và cột ăng ten 76m, đánh dấu một bước trưởng thành nhanh chóng của vô tuyến Truyền hình Nghệ An. Năm 1991, Đài lắp đặt hệ thống TVRO thu tín hiệu trực tiếp của Đài truyền hình Việt Nam qua vệ tinh, chấm dứt thời kỳ nhận các chương trình của đài Trung ương qua đường Bưu chính. Đây cũng là mốc quan trọng để tăng thời lượng, chất lượng tiếp phát sóng Đài Trung ương tại địa phương.

 

Tháng 9/1991, Nghệ - Tĩnh chia tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, theo đó, hình thành hai đài riêng biệt. Ngày 02/9 năm 1991, hai Đài PTTH Nghệ An và Hà Tĩnh phát sóng độc lập chương trình đầu tiên sau 15 năm hợp tỉnh.     

 

Tháng 10/1994, UBND tỉnh Nghệ An đó ra quyết định 1434 về xây dựng mô hình quản lý toàn diện các Đài truyền thanh cấp huyện thành, thị, trực thuộc sự quản lý của Đài PT-TH tỉnh

 

NTV trao đổi nghiệp vụ với các Đài PTTH khu vực Bắc miền Trung

 

Đến hôm nay, qua 17 năm, một mô hình quản lý đã mang lại hiệu quả thiết thực, đánh dấu sự phát triển hệ thống PT-TH trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ quân và dân tỉnh nhà, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ báo chí PT-TH của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Theo quyết định của UBND tỉnh, kể từ ngày 01/10/2011 này, Đài TT-TH huyện, thành phố, thị xã chính thức phân cấp cho UBND huyện, thành phố thị xã quản lý.

 

Trải qua 55 năm Phát thanh, 35 năm Truyền hình Nghệ An phấn đấu và trưởng thành, hiện nay, Trung tâm truyền dẫn phát sóng Đài PT- TH Nghệ An có bước phát triển vượt bậc. Tại Đài tỉnh vận hành 6 máy phát hình công suất từ 500W – 10KW, hệ thống tháp ăngten cao 117m gồm 3 máy công suất 10 KW, 1 máy 5 KW, 1 máy 0,5 KW và máy phát hình số mặt đất 0,8KW. Tổng thời lượng giờ phát sóng các kênh Đài tỉnh đạt 119 giờ/ngày. Có 3 kênh phát sóng liên tục 24 giờ/ngày). Máy phát thanh FM, 10 KW, hệ thống cột angten cao 100 m. Tõ ngµy 19/8/2006 đến nay, Truyền hình Nghệ An (NTV) có một kênh (NTV) phát sóng độc lập. Song song với việc nâng cao chất lượng, thời lượng và mở rộng phủ sóng Truyền hình, phát huy lợi thế của Báo phát thanh. Đài PT-TH Nghệ An đã lấy năm 2004 làm năm Phát thanh Nghệ An để đầu tư phát triển toàn diện cả về nội dung, thời lượng và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật từ Đài tỉnh, đài huyện và Truyền thanh cơ sở nhằm nối dài cánh sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài tỉnh xuống với cơ sở. Đến nay, cánh sóng Phát thanh Nghệ An hàng ngày có 4 chương trình Thời sự, các chương trình chuyên đề chuyên mục, xây dựng Đảng, Học tập làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịnh Hồ Chí Minh, điển hình nhân tố mới, người tốt việc tốt, nông nghiệp nông thôn, miền tây xứ Nghệ, Nhịp cầu Nhà nông, Nhà nông Hội nhập, thầy thuốc của bạn được khán giả yêu thích. Các chương trình văn nghệ, ca nhạc theo yêu cầu thính giả, Dân ca Nghệ Tĩnh, câu chuyện Truyền thanh, đọc chuyện đêm khuya… Hệ thống Đài truyền thanh huyện, thành phố thị xã được đầu tư đúng hướng, trên địa bàn tỉnh đã có 478 xã thị trấn có hệ thống đài, trạm truyền thanh cơ sở, góp phần nối dài cánh sáng Đài Tiếng nói Việt Nam và đài tỉnh đến với nhân dân.

 

Hệ thống thiết bị sản xuất chương trình Phát thanh và Truyền hình của Đài đảm bảo sản xuất chương trình địa phương trên 12 giờ/ngày/tổng thời lượng phát sóng 20 giờ/ngày: gồm 19 phòng sản xuất chương trình Thời sự TH, Thời sự Phát thanh, Chuyên đề, chuyên mục, Văn nghệ, Tiếng dân tộc, Thông tin quảng cáo; Tổng khống chế, Trường quay, xe truyền hình lưu động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

 

Thực hiện đề án phủ sóng PT-TH Nghệ An, sau một thời gian chuẩn bị được Bộ Thông tin - Truyền thông, Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC quan tâm giúp đỡ, ngày 21/1/2009, Chương trình Truyền hình Nghệ An (NTV) phát sóng qua vệ tinh VINASAT1 phủ sóng cả nước và khu vực qua hệ thống Truyền hình kỹ thuật số, đã kết thúc việc chuyển chương trình Truyền hình bằng băng đĩa lên miền núi. Sau khi chương tình Truyền hình (NTV) phát sóng vệ tinh, Đài tiếp tục chuẩn bị đủ các điều kiện và 01/2/2010 Chương trình Phát Thanh Nghệ An cúng phát sóng qua Vệ tinh VINASAT 1. Trang TTĐT PT-TH Nghệ An tuy mới hơn một năm khai trương nhưng đã có trên 2,5 triệu lượt người truy cập. Đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc, bước ngoặt lịch sử trong truyền dẫn phát sóng và nội dung chương trình PT-TH góp phần quảng bá hình ảnh của Nghệ An đến với các địa phương trong cả nước và quốc tế.

 

Để chương trình càng ngày càng hấp dẫn phục vụ kịp thời nhu cầu xem nghe của khán giả, Đài đã coi trọng thực hiện chương trình PT- TH trực tiếp các sự kiện chính trị, các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội nối cầu truyền hình với đài quốc gia, các tỉnh bạn. Từ năm 2010 đến nay, các chương Thời sự PT-TH hàng ngày đều thực hiện phương thức phát thẳng trực tiếp. Trên sóng PT-TH hàng ngày có 7 bản tin thời sự, hàng tuần có trên 40 chuyên trang chuyên mục, chương trình văn nghệ, giải trí, chương trình tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Mông, tiếng Thái). Liên hoan Phát thanh và Truyền hình toàn quốc, giải báo chí Quốc gia, giải báo chí Nghệ An năm nào cũng có tác phẩm đạt giải cao. Đài tỉnh đã tổ chức 16 kỳ Liên Hoan PT-TH, bình quân mỗi năm có từ 140-150 tác phẩm tham gia. Các hoạt động nâng cao chất lượng chương trình phát sóng đã góp phần khẳng định vị thế và thương hiệu của Đài PT-TH Nghệ An trong hệ thống Phát thanh - Truyền hình địa phương cả nước. Đảng bộ ln đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, các tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên, Liên chi Hội Nhà báo, Hội cựu chiến binh của Đài liên tục là đơn vị xuất sắc tiêu biểu.

 

NTV nối cầu truyền hình trực tiếp với  VTV1

 

Cuộc hành trình 55 năm Phát thanh và 35 năm Truyền hình Nghệ An, nơi đây là ngôi nhà chung, cơ quan báo nói, báo hình của bao thế hệ lãnh đạo và phóng viên, kỹ thuật viên, PTV, công chức lao động đã gắn bó với ngành. Trên mặt trn tư tưởng của Đảng, họ đã không ngại khó khăn gian khổ, đi từ không đến có, góp phần mình cho cánh sóng PT-TH Nghệ An vươn cao, vươn xa. Thế hệ chúng tôi hôm nay luôn tri ân, biết ơn những người đã xây nên ngôi nhà chung của đài như: Phạm Đình Nguyên, Nguyễn Sinh, Nguyễn Cương, Nguyễn Quế, Nguyễn Đức Cổn, Cao Đức Cẩn, Nguyễn Công Tiến, Trương Công Anh, Nguyễn Văn Phùng, Hồ Duy Bn, Nguyễn Niêng, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thế Kỷ, Bùi Sĩ Hoa, Phan Văn Toàn, Lang Quốc Khánh… và nhiều đồng chí, đồng nghiệp đã nghỉ hưu hay đang trên cương vị công tác mới luôn xứng danh “Phát thanh - Truyền hình Nghệ An” quê hương Bác Hồ kính yêu.

 

Đi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vượt qua khó khăn thử thách để phát triển, đến nay, Đài PT-TH Nghệ An có 33 đơn vị trực thuộc (13 phòng chuyên môn tại Đài tỉnh, 20 Đài TT-TH cấp huyện và 15 Trạm phát lại PT-TH vựng cao, biên giới, dân tộc thuộc 6 huyện miền núi, 01 Trạm tiếp phát chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam). Trình độ chuyên môn trên Đại học, Đại học, cao đẳng chiếm trên 88%. Phương tiện thiết bị kỹ thuật đã và đang được hiện đại theo hướng số hoá đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình, tăng nguồn thu TTQC và dịch vụ.

 

Hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện là một điểm nổi trội của Đài PT-TH Nghệ An trong nhiều năm qua. Bằng việc thực hiện các chương trình nhân đạo phát trên sóng, đặc biệt là các chương trình Truyền hình trực tiếp vận động xã hội, phối hợp với UBMT Tổ quốc, VP UBND tỉnh, Quỹ bảo trợ trẻ em, Hội nạn nhân chất độc da cam, tỉnh đoàn, Viễn thông Nghệ An, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, các doanh nghiệp thực hiện các cuộc Truyền hình trực tiếp với nội dung nhân đạo từ thiện kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cộng đồng ủng hộ, “Quỹ vì người nghèo”, “giúp đở trẻ em nghèo đặc biệt khó khăn”, "Trẻ em bị nhiệm chất độc Diôxin", "Xơ hoá cơ đen ta", "Phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh”; “xóa nhà tranh tre dột nát”, "xây dựng quĩ vì người nghèo", "Giúp đỡ đồng bào bị thiên tai", “Giúp đỡ đồng bào vùng cao biên giới”; các chương trình “ Học bổng niềm hy vọng”, “Tết cho người nghốo”, “Tết ấm biên cương”,  “Chung tay góp sức vì Trẻ em nghèo”, “Vòng tay nhân ái”, “Vầng trăng yêu thương”, “Trái tim nhân ái” ... đem lại giá trị nhân văn sâu sắc và hiệu quả thiết thực trong các cuộc vận động được công chúng hết sức hoan ngênh. Tổng giá trị vận động xã hội cho các quĩ nhân đạo từ thiện trong những năm qua lên đến hàng chục tỷ đồng. Tnăm 2006 đến nay, Đài đã phối hợp với Công ty Cổ phần LATSTA thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chương trình Giờ vàng Phim Việt và vận động các doanh nghiệp tài trợ thực hiện chương trình “Vượt lên chính mình” đó giúp đỡ trực tiếp cho 36 hộ nghèo của 14 huyện trong tỉnh 250 triệu đồng, năm 2011 này, đang thực hiện Chương trình “Lục Lạc Vàng” đã gíup 24 hộ gia đình của 4 xã, thuộc hai huyện Anh Sơn, Tân Kỳ 48 con bò, tổng giá trị gần 500 triệu đồng.

 

 
NTV chú trọng xã hội hóa các chương trình truyền hình vì mục đích nhân đạo
 

Với tinh thần đổi mới để tiến lên, Đài PT-TH Nghệ An đã tuyên truyền mạnh mẽ đường lối đổi mới, hội nhập của toàn diện của đất nước, quê hương. Tích cực tuyên truyền đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng, kịp thời lên án, phê phán cái xấu, các tệ nạn xã hội, những mặt trái của kinh tế thị trường, đấu tranh chống ô diễn biến hòa bình của các thế lực phản động. Đồng thời, phản ánh những tâm tư nguyện vọng của nhân dân với Đảng, Chính quyền, đoàn thể. Cổ vũ động viên kịp thời những điển hình nhân tố mới, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam, văn hoá Xứ Nghệ. Những hoạt động của Đài thực sự góp phần tích cực cùng Đảng bộ, nhân dân tỉnh nhà tạo sự đồng thuận xã hội, khai thác các nguồn lực, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và công tác xây dựng Đảng trong những năm qua.

 

PV NTV đạt giải cao trong CVĐ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 

Trải qua 55 năm Phát thanh, 35 năm Truyền hình, Đài PT-TH Nghệ An đã được Chủ tịch UBND tỉnh, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các Bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, cờ thi đua xuất sắc. Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Đặc biệt, dịp này, Đài vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng danh hiệu cao quý Huân chương Độc lập hạng Ba.

 

Phát huy những thành tích đã đạt được trong chặng đường vừa qua, khắc phục những tồn tại, yếu kém, trước yêu cầu mới, là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền, nhiêm vụ trọng tâm trong chặng đường tiếp theo tập trung thực hiện tốt kết luận số 304-TB/TUcủa thường trực tỉnh ủy ngày 19/8/2011 về “Định hướng phát triển Phát thanh – truyền hình Nghệ An giai đoạn 2011-2015” nhằm từng bước hiện đại hoá, số hóa thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình, phát sóng Phát thanh - Truyền hình. Thường xuyên rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ PV, BTV, quay phim, kỹ thuật viên, dẫn chương trình; Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức thể hiện, nâng cao tính chiến đấu của tác phẩm, đa dạng các chương trình trên sóng PT-TH để có nhiều chương trình chất lượng hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hoá xứ Nghệ, thu hút đông đảo đối tượng khán thính giả tham gia, thực hiện bằng được mục tiêu: Nâng cao chất lượng, thời lượng chương trình, hiện đại hóa  cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật,, mở rộng diện phủ sóng, có  nguồn lực tài chính; Phấn đấu vươn lên trở thành Đài  chuyên nghiệp trong hệ thống báo chí PT-TH cả nước"; Xây dựng Đài thực sự là “Tiếng nói của Cấp uỷ, Chính quyền, diễn đàn tin cậy của nhân dân” trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển, nâng tầm cánh sóng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

(Trần Duy Ngoãn)