Tài nguyên biển Nghệ An: Tầm nhìn mới
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 3.000ha mặt nước mặn, lợ chuyên nuôi trồng thủy sản (tôm, cua xuất khẩu). Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như: Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương…, nước trong, sạch, cát mịn, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Tuy nhiên, về tổng thể, một số điểm chưa được đầu tư một cách toàn diện để khai thác tốt phục vụ du khách như Cửa Hiền, Quỳnh Phương, đảo Ngư, đảo Lan Châu…
Với vị trí của cảng biển hóa, có thể đón tàu 5000- 15.000 tấn, kể từ năm 2005, Nghệ An đã lấy làm năm Du lịch nhằm khai thác tiềm năng Du lịch nói chung và Du lịch Biển nói riêng. Hàng năm, chương trình không ngừng được cải thiện và nâng lên theo mục tiêu ngày càng thu hút nhiều Du khách đến Nghệ An về Du lịch Biển.
Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển. Trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nghệ An, những năm gần đây, kinh tế biển đã có sự phát triển đáng kể, đóng góp vào thành tựu chung của nhiều lĩnh vực như kinh tế Du lịch, khai thác chế biến hải sản, dịch vụ hàng hải, công nghiệp đóng mới và sửa chẵ tàu biển… của tỉnh. Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh việc khai thác và phát triển kinh tế biển đảo góp phần thực hiện chiến lược Biển – Đảo năm 2020, Tỉnh ủy Nghệ An đã có kết luận về chương trình phát triển kinh tế thủy sản thời kỳ 2011-2015 có tính đến năm 2020. Đồng thời, quan tâm nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế biển; Thúc đẩy phát triển kinh tế Du lịch, khai thác nguồn lợi một cách bền vững, bảo vệ môi trường, môi sinh và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến Thủy sản.
Phóng viên bắt đầu cuộc hành trình ra với Trường Sa |
Báo chí với biển đảo thân yêu |
Chào đất liền ra đảo Trường Sa |
Theo chương trình phát triển kinh tế thủy sản thời kỳ 2011-2015, có tính đến năm 2020, phấn đấu đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất Thủy sản thời kỳ 2012-2015 đạt từ 9-9,5%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt từ 9,6-10% /năm. Giá trị sản xuất Thủy sản theo giá (1994) năm 2015 đạt 797.440 triệu đồng, năm 2020 đạt 977.185 triệu đồng. Tổng sản lượng Thủy sản năm 2015 đạt 105.000 tấn, năm 2020 đạt 110.000 tấn, trong đó sản lượng thủy sản khai thác ổn định 55.000 – 60.000 tấn.
Để thực hiện được các chỉ tiêu này, công tác điều tra, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2020, là giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo tính bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan vùng biển. Khảo sát quy hoạch ngư trường khai thác, nuôi mặn lợ, nuôi biển gắn với quy hoạch chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; Phát triển đội tàu xa bờ với trang thiết bị hiện đại đảm bảo cho phép khai thác xa bờ, dài ngày trên biển, giảm dần đội tràu gần bờ, trong giai đoạn 2012-2015, ổn định khoảng 4000 phương tiện, đến năm 2020 giảm xuống còn 3600-3700 phương tiện, chuyển đổi nghề nghiệp khai thác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường, giảm dần các đội tàu khai thác vùng lộng, từng bước phát triển đội tàu có công suất trên 300CV với trang thiết bị hiện đại; Phấn đấu đạt cơ cấu sản lượng khai thác vùng khơi chiếm 60% năm 2020; Hình thành và phát triển khâu dịch vụ thu mua, xuất khẩu trên biển; Nâng cấp và mở rộng cảng cá, bến cá, phát triển thêm một số cảng cá để đến năm 2015 có 8 cảng cá, bến cá phục vụ tàu thuyền khai thác hải sản. Xây dựng, nâng cấp khu neo đậu tránh bão, xây dựng hoàn thiện 5 khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão thuộc tỉnh và cấp vùng như Cửa Hội - Xuân Phổ.
Với nhiều bãi tắm đẹp, Du lịch biển Cửa Lò của Nghệ An đã và đang được du khách quan tâm. Để du lịch biển xứng đáng là một trong năm lĩnh vực mũi nhọn trong Chiến lược biển và quy hoạch dải ven biển miền Trung, cần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có như Du lịch tắm biển nghỉ dưỡng, du lịch thương mại, công vụ và hội nghị, hội thảo, Du lịch vui chơi giải trí, tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng, các làng nghề thủ công truyền thống, du lịch thể thao, du lịch sinh thái. Những điểm du lịch hấp dẫn với tính chuyên nghiệp cao thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Nghệ An.
Bình minh trên cánh đồng muối |
Trên cơ sở các định hướng chung của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Nghệ An có lợi thế lớn là một trong 28 tỉnh thành phố trong cả nước có biển. Trước cơ hội lớn đan xen với nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta cũng phải có tầm nhìn mới; Cần có kế hoạch hành động toàn diện hơn về tài nguyên và môi trường biển có khả năng thực thi hiệu quả cao và mang tính bền vững; Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường đồng hành với quá trình đẩy nhanh các hoạt động kinh tế biển, gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của nước ta; Quan tâm toàn diện đến nguồn nhân lực đảm bảo cho phát triển và hội nhập; Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, nghiên cứu để hiểu hơn về biển, củng cố thông tin về tài nguyên và môi trường biển, tiến tới hiểu rõ tài nguyên dưới đáy biển, bảo tồn và phát triển các vùng biển phù hợp với sinh thái của từng vùng, phát triển các ngành kinh tế biển bền vững, kiểm soát các nguồn ô nhiễm đất liền, phòng chống thiên tai, ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; Xây dựng và phát triển kinh tế biển, trong cuộc hành trình biển khơi của Nghệ An cũng còn đầy khó khăn thử thách, chúng ta quan tâm phát triển kinh tế biển là lo cho chính mình đồng thời góp phần tích cực đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh trong “Thế kỷ của Biển và Đại dương”.
(Trần Lan Anh)