Giáo dục

Lương cơ sở lên 1,8 triệu/ tháng, tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên ra sao?

15:11, 17/11/2022
Tiền tăng giờ của giáo viên theo nguyên tắc quy định số tiết dạy định mức trong một năm, nếu thực hiện vượt số tiết trên thì sẽ được hưởng tăng giờ.

Sau khi Quốc hội thông qua lương cơ sở tăng từ 1,49 lên 1,8 triệu tháng từ 01/7/2023, khi đó tiền lương dùng để tính tăng giờ cho giáo viên cũng sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tăng lên đáng kể so với trước đây.

Bài viết nhằm cung cấp cho các giáo viên cách tính, bảng tiền lương tăng giờ tham khảo ở các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hướng dẫn công thức tính tiền tăng giờ từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông

Hiện nay, quy định tính tiền tăng giờ của giáo viên theo nguyên tắc quy định số tiết dạy định mức trong một năm, nếu thực hiện vượt số tiết trên thì sẽ được hưởng tăng giờ theo quy định của nhà nước.

Định mức giảng dạy của giáo viên tiểu học thực dạy 23 tiết/tuần x 35 tuần sẽ là 805 tiết/năm học; định mức giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở thực dạy 19 tiết/tuần x 35 tuần sẽ là 665 tiết/năm học; định mức giảng dạy của giáo viên trung học phổ thông thực dạy 17 tiết/tuần x 35 tuần sẽ là 595 tiết/năm học.

Chế độ trả lương làm thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập hiện nay được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Theo đó, công thức tính tiền lương 1 giờ dạy đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên cơ sở dạy nghề được tính như sau:

Tiền lương 1 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học/Định mức giờ dạy trên năm) x (Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)/52 tuần).

Lưu ý: Tổng tiền lương ở đây là lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội, do đó, tiền lương được tính bằng công thức:

Tiền lương 12 tháng = (Hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ (nếu có) + hệ số phụ cấp thâm niên (nếu có) + hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x mức lương cơ sở x 12 tháng.

Đối với các trường hợp chưa đủ thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, không hưởng phụ cấp chức vụ thì công thức tính tăng giờ như sau:

Đối với giáo viên tiểu học công thức tính là: Tiền lương 1 giờ = ((hệ số lương + hệ số phụ cấp thâm niên) x lương cơ sở 1.800.000 x12 tháng)/(23 tiết x 52 tuần).

Đối với giáo viên trung học cơ sở công thức tính là: Tiền lương 1 giờ = ((hệ số lương + hệ số phụ cấp thâm niên) x lương cơ sở 1.800.000 x12 tháng)/(19 tiết x 52 tuần).

Đối với giáo viên trung học phổ thông công thức tính là: Tiền lương 1 giờ = ((hệ số lương + hệ số phụ cấp thâm niên) x lương cơ sở 1.800.000 x12 tháng)/(17 tiết x 52 tuần).

Cách tính giờ làm thêm sẽ là tiền lương một giờ x 150%

Dưới đây xin được cung cấp bảng tính tiền tăng giờ theo hệ số lương của giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông.

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng III

 

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II

 

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I

 

Bảng tính tiền làm thêm một giờ có tính chất tham khảo, hướng dẫn công thức tính đã được trình bày chi tiết ở phần trên.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện