Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nghi Lộc ứng dụng thành công mô hình phòng trừ tổng hợp nhện gié

09:38, 29/09/2010
Nhện gié là một đối tượng gây hại trên cây lúa mấy năm nay, có lích thước rất nhỏ, bằng mắt thường khó có thể thấy được. Trong vụ thu mùa năm nay, Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, Công ty BVTV An Giang và Chi cục BVTV Nghệ An đã phối hợp xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp nhện gié tại huyện Nghi Lộc nhằm giúp nông đân nhận biết, phát hiện nhện gié và

 

Nhện gié - đối tượng gây hại xuất hiện, nhưng lâu nay nông dân lầm tưởng đó là bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn, nên dùng thuốc không đúng dẫn tới tốn kém mà vẫn mất mùa. Nhện gié gây hại trên lúa làm cho cây lúa không phát triển và khi trỗ bông hạt bị lép, khi gặt về hạt lép đen nhiều.

 

Mô hình phòng trừ tổng hợp nhện gié tại huyện Nghi Lộc thực hiện theo chương trình khoa học kỹ thuật quốc gia. Không chỉ ở xã Nghi Mỹ huyện Nghi Lộc, mà chương trình này được thực hiện ở 5 điểm trong cả nước. Chương trình triển khi đã giúp nông dân nắm vững về tác hoại của đối tượng nhện gié và các biện pháp phòng trừ, bảo vệ sản xuất. Không chỉ nông dân mà các cán bộ kỹ thuật ngành BVTV của các địa phương cũng được trang bị thêm nhiều kiến thức để có biện pháp điều tra, phát hiện cảnh báo đối tượng nhện gây hại, giúp nông dân bảo vệ sản xuất.

 

Theo số liệu diều tra của ngành BVTV, nhện gié xuất hiện trên lúa ở Nghệ An năm 2007 là 420ha; năm 2008 là 2.250ha. Năm 2009, diện tích lúa bị nhện gié gây hại 1.280ha, trong đó có 37ha bị hại nặng tập trung tại huyện Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Tại huyện Nghi Lộc, nhện gié đã gây hại từ giai đoạn lúa đang trỗ đòng và ngậm sữa, với khoảng 15ha bị nhiễm nặng, tập trung ở các xã Nghi Mỹ, Nghi Công, Nghi Hưng, Nghi Lâm... Tại xã Nghi Mỹ, mô hình phòng trừ tổng hợp nhện gié đã được tổ chức thực hiện trên 5ha luá mùa, nay lúa đã ở giai đoạn sắp chín, năng suất ước đạt 250 đến 270kg/ sào. Cái được lớn hơn là người dân đã biết cách phòng trừ đối tượng gây hại này.        

 

Có thể nói, đây là một mô hình phòng trừ tổng hợp đối tượng nhện gié gây hại trên lúa, mang lại hiệu quả cao cho nông dân bảo vệ sản xuất. Mô hình cần được phổ biến, nhân rộng đề mọi người cùng tham gia thực hiện.

 

(Nguyễn Bình)