Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Dẻo dai tay đan

13:12, 06/02/2011
Khi lúa trên đồng đã gặt xong, những cây rơm trong sân nhà đã dựng lên thì bà con xã Hưng Long huyện Hưng Nguyên lại bắt tay vào nghề đan lát truyền thống của mình. Nơi đây một thời từng là trụ sở HTX nổi tiếng bởi nghề đan lát mây tre đan xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ. Trải qua những bước thăng trầm nhưng làng nghề đan lát ở đây

 

Không ai biết nghề đan lát xuất hiện ở xã  Hưng Long có  từ khi nào, chỉ biết rằng nói đến nghề đan lát thì Hưng Long nổi tiếng từ xưa đến nay.  Trong đó, xóm 12 được xem là làng nghề có truyền thống lâu năm và trường tồn nhất. Đó là những chiếc nong, nia, rổ rá, sọt đã từng với  người sản xuất đến với nhiều làng quê trong huyện, trong tỉnh. Rồi nơi đây từng  là trụ sở HTX nổi tiếng bởi nghề đan lát mây tre đan xuất khẩu sang thị trường Liên Xô. Theo nhiều cụ cao tuổi ở đây cho biết: chính nghề truyền thống này đã đảm bảo cuộc sống cho bao thế hệ ở vùng quê nghèo này.   Những gia đình như: Nguyễn Văn Công, Lê Văn Thời, Nguyễn Đình Lộc, Nguyễn Quốc Phương; Nguyễn Thị Cử... được xem là những gia đình  làm nghề truyền thống lâu nhất thoát được nghèo và cũng làm giàu từ nghề truyền đan lát từ nhiều năm nay. Ông Hoàng Nghĩa Nhân - phó chủ tịch UBND xã Hưng Long cho biết: Hưng Long là xã thuần nông vì vậy bao đời nay, tranh thủ thời gian nhàn rỗi sau mùa gặt hái, người dân nơi đây  làm thêm nghề phụ để có thêm nguồn thu cho gia đình. Trước đây, bà con chỉ đan bu kiềng, sọt bán ra thành phố Vinh và vùng lân cận, thế nhưng xu thế người tiêu dùng không sử dụng rổ rá tre nữa mà chuyển sang dùng đồ  nhựa, đồ nhôm. Vì vậy để khôi phục làng nghề, địa phương đã  mở lớp tập huấn  mây tre đan, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn  phát triển, mở rộng nghề đan lát với các sản phẩm hiện đại. Bên cạnh đó, địa phương cũng tích cực  tìm đầu ra cho sản phẩm, liên kết với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm cho người dân. Ông Hoàng Nghĩa Nhân cho biết thêm: nghề đan lát cho nhu nhập khá, lại tận dụng được nguồn lao động sau mùa màng, hiện  đang thu hút 400 lao động, thu nhập bình quân 1 triệu đồng/ người/ tháng. Sắp tới, xã sẽ xây dựng đề án phát triển làng nghề giai đoạn 2010-2015 để tạo việc làm và nguồn thu cho lao động.

 

Xóm 12 xã Hưng Long là xóm ngoài đê, hàng năm người dân nơi đây chịu nhiều thiên tai lũ lụt, vì vậy nghề đan lát được người dân nơi đây chọn là nghề thoát nghèo bền vững nhất. 3 năm qua, theo nhu cầu của thị trường, xóm phát triển thêm được nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: giỏ hoa, lãng hoa. Tính ra, thu nhập của người lao động đạt từ 1-1,5 triệu đồng/ tháng.

 

Cở sở SX đan lát Hoàng Minh Khánh và Nguyễn Thị Yến được xem là  lằm ăn có hiệu quả nhất ở vùng quê này. Trên cơ sở nối nghiệp truyền  thống của gia đình từ nhiều đời nay, với quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm chỉ phục vụ trong vùng là chính. 6 năm nay, gia đình anh Khánh và chị Yến  mạnh dạn mở  cơ sở sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm vươn xa ra thị trường trong nước. Chị Yến cho biết phấn khởi cho biết, sản phẩm đan lát của chị giờ đã vào tận Đà Nẵng và các vùng lân cận.

 

Những chiếc lẵng hoa, giỏ hoa, các giá đèn trang trí... ở Hưng Long giờ đây cũng đã đến với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Miền Trung. Nhìn những bàn tay lao động dẻo dai chẻ tre, đan, rồi  bắn đinh trên những sản phẩm thoăn thoắt  trong những ngày đầu xuân này như đang minh chứng sức mạnh bền vững ở làng nghề đán lát Hưng Long.

 

Trong định hướng khôi phục ngành nghề truyền thống, các cấp chính quyền địa phương ở Hưng Long tiếp tục  tổ chức cho người dân tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát các sản phẩm mới, thích hợp với nhu cầu thị hiếu xã hội. Bên cạnh đó, địa phương tổ chức quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, tạo điều kiện để làng nghề đan lát Hưng Long tiếp tục  phát triển, gìn giữ được nghề truyền thống từ bao đời nay.

 

(Thanh Hà)