Nông nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi dê ở ở vùng cao Kỳ Sơn

09:18, 12/05/2020
Từ  con dê giống ban đầu, chỉ trong vòng 4 năm ông Moong Văn Chun, dân tộc Khơ Mú đã nhân giống thành công và lập ra trang trại nuôi dê quy mô lớn ở xã vùng cao Nậm Cắn, huyện biên giới Kỳ Sơn.

Ông Moong Văn Chun sinh năm 1973, trong một gia đình người dân tộc Khơ mú nghèo ở bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn. Thấu hiểu được tập quán du canh, du cư của người Khơ mú là nguyên nhân của đói nghèo lạc hậu, ông Moong Văn Chun, đã quyết tâm chuyển hướng sản xuất, bỏ hẳn tập quán làm nương rẫy du canh, du cư sang chăn nuôi đại gia súc. 

Ông Moong Văn Chun thấu hiểu được tập quán du canh, du cư của người Khơ mú là nguyên nhân của đói nghèo lạc hậu.

Nghĩ là làm năm 2015, ông bàn với vợ khai hoang vùng đất nương rẫy cũ của gia đình để khoanh chăn thả gia súc. Để có vốn mua giống vật nuôi ông Chun mạnh dạn vay vốn ngân hàng 30 triệu đồng đầu tư mua 13 con dê giống. Nhờ chịu khó mày mò, ham học hỏi kỹ thuật chăn nuôi dê và cách phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi. Ông Moong Văn Chun đã tích lũy được kinh nghiệm trong chăm sóc và cách phòng trừ dịch bệnh cho đàn dê, nhờ đó, đàn dê phát triển khỏe mạnh và ít dịch bệnh. Từ 13 con dê giống ban đầu nay gia đình ông Moong Văn Chun đã có một trang trại với 150 con dê. Mỗi năm cho thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng.

Nhờ tích lũy được kinh nghiệm trong chăm sóc và cách phòng trừ dịch bệnh nên đàn dê của gia đình ông phát triển tốt.

“Từ đầu năm 2020 gia đình đã bán 40 con dê thịt, thu về 146 triệu 700 trăm ngàn đồng, trung bình một con 4 triệu, con đực được 6 triệu đồng một con. Mỗi năm bình quân thu nhập từ tiền bán dê từ 200 đến 250 triệu. So với trồng ngô trước hiệu quả hơn hẳn, chăn nuôi thuận tiện hơn, không quá nặng nhọc, chỉ đến giờ là đi đuổi về, đến mùa thì tiêm phòng cho cho vật nuôi, còn làm rẫy chỉ đủ ăn thôi” - ông Chun phấn khởi nói.
Khi đã có nguồn vốn trong tay, ông Moong Văn Chun tiếp tục mở rộng trang trại của gia đình, từ vài héc ta ban đầu nay gia đình ông đã khoanh bảo vệ hơn 10 ha đất đồi hoang làm chỗ chăn thả 10 trâu, 15 bò sinh sản. Mỗi năm cho thu nhập thêm từ 60 đến 80 triệu đồng cho gia đình. Từ một hộ khó khăn trong bản Khánh Thành, nay gia đình ông Moong Văn Chun đã trở thành hộ giàu, hộ khá của xã biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn.

Có nguồn vốn trong tay, ông Moong Văn Chun tiếp tục mở rộng trang trại của gia đình, từ vài héc ta ban đầu nay gia đình ông đã khoanh bảo vệ hơn 10 ha đất đồi hoang làm chỗ chăn thả 10 trâu, 15 bò sinh sản.

“Trước đây ông ông Moong Văn Chun chủ yếu là trồng ngô lai để làm kinh tế, nhưng mà ngô không hiệu quả lắm, thu nhập thấp, sau đó ông chuyển hướng sang chăn nuôi dê, trâu, bò. Đến nay đã có 10 con trâu, 150 con dê và 15 con bò. Định hướng của Đảng và UBND xã sắp tới sẽ đưa mô hình này để nhân rộng ra đặc biệt là 3 bản Noọng Dẻ, Pa Ca và Khánh Thành để cho các hộ gia đình khác học tập phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình" -  ông Hờ Bá Chá, Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn, Kỳ Sơn cho biết thêm.

Cùng với phát triển đàn dê hơn 150 con, đến nay trang trại của gia đình ông còn có 10 con trâu và 15 con bò. 

Không chỉ là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế giỏi, gia đình ông Chun nhiều năm được chính quyền địa phương công nhận gia đình văn hoá, luôn chất hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Bản thân ông được các cấp hội như Nông dân, hội Cựu chiến binh huyện Kỳ Sơn biểu dương là hội viên làm kinh tế giỏi tiêu biểu nhiều năm liền. Tiếng lành đồn xa, mô hình chăn nuôi của gia đình ông Moong Văn Chun được nhiều người dân đến học tập theo cách làm ăn của ông.

Bản thân ông Chun được chính quyền và các cấp hội như Nông dân, hội Cựu chiến binh huyện Kỳ Sơn biểu dương là hội viên làm kinh tế giỏi tiêu biểu nhiều năm liền, là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

“Đánh giá theo chỉ tiêu của phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi thì hộ của ông Moong Văn Chun đạt ở hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, kế cận với tiêu chí của cấp trung ương, hội nông dân huyện sẽ xây dựng hộ này sẽ đi tham dự điển hình tiên tiến cấp tỉnh giai đoạn 2015-2020, và cấp trung ương trong các năm tiếp, vì đây lag một trong những hộ nông dân rất là điển hình. Không những thế ông Moong Văn Chun cũng tham gia tốt các hoạt động xã hội, như là tuyên truyền vận động nông dân, nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn hóa trong cộng đồng dân cư” - ông Lang Thanh Lương, chủ tịch hội Nông dân huyện Kỳ Sơn trao đổi.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân đến học tập mô hình chăn nuôi của gia đình ông Moong Văn Chun.

Từ một hộ nghèo, nhờ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và chăm chỉ làm ăn, đến nay, gia đình ông Moong Văn Chun đã có cuộc sống ổn định, xây dựng được ngôi nhà khang trang, có gia trại kiến cố chăn nuôi hàng trăm con gia súc. Những nỗ lực vươn lên thoát nghèo của ông là tấm gương điển hình để các hộ đồng bào dân tộc vùng cao học tập, góp phần phát triển kinh tế gia đình và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Lữ Phú 

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện