Chè xanh - một góc hồn quê
10:33, 10/12/2012
Chè xanh - thức uống dân dã giữa cuộc sống hiện đại vẫn hiện diện như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người dân khắp mọi miền quê Xứ Nghệ.
Chè xanh được trồng ở khắp cả nước, nhưng chè ở Nghệ An vẫn được xem là ngon nhất. Có lẽ do chúng được trồng ở một mảnh đất nhiều sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt, mùa hè thì gió Lào rát bỏng, mùa đông thì giá lạnh thấu xương nên trong cây chè dường như đã hội tụ vị chát đắng đặc biệt của đất trời và mồ hôi những người dân lam lũ.
Ở nhiều vùng miền Nghệ An vẫn còn duy trì một tục lệ đẹp, đó là tối tối mọi người lại tập trung bên ấm nước chè xanh để chuyện trò. Dường như đã trở thành một "lệ", hôm nay nhà này nấu nước thì mai lại đến lượt nhà kia.
Tuy vậy, để có được bát nước chè xanh vàng sánh vừa đắng chát vừa thơm ngon là cả một "quy trình" không hề đơn giản.
Đầu tiên là việc chọn chè. Chè ngon là loại có lá nhỏ, dày, màu xanh nái, thân to vừa và hơi cứng. Khi nhặt chè, không chọn những lá quá già hay quá non. Bởi nếu chè già thì nước sẽ bầm đen còn chè non thì vị mau nhạt. Ở quê tôi, thông thường người ta vẫn nấu cả lá lẫn cành để bát nước thêm chát và sau bữa cơm có thể dùng cọng chè tỉa nhỏ ra làm tăm. Ở Nghệ An, chè được trồng ở Đô Lương là ngon nhất bởi khi nấu lên bát nước có vị đậm mà không chát gắt, màu vàng trong chứ không bờn bợt như chè ở những nơi khác.
Vò chè cũng đòi hỏi sự nhẹ nhàng của đôi bàn tay, nếu vò nát quá thì nước không ngon mà để nguyên lá thì lâu ngấm. Nước nấu chè tốt nhất là nước mưa hoặc nước giếng khơi trong, ngọt. Củi nấu chè xanh nên là củi gỗ hoặc củi đốn từ các thân cây, còn nếu nấu bằng các loại lá khô, đặc biệt là lá bạch đàn thì hương thơm chè xanh sẽ bị hỏng.
Ở Xứ Nghệ, hầu như nhà nào có con gái cũng đều được bà và mẹ bày cho cách nấu chè xanh. Nếu nấu cho nhiều người uống thì người ta thường nấu trong một chiếc nồi to, sau khi nước đã sôi già thì cho chè vào. Sau 5-10 phút, lấy chiếc đũa bếp nhận chè cho chìm xuống nước rồi hạ lửa nhưng vẫn nên để nồi trên bếp có than nóng mà giữ nhiệt. Còn nếu ít người dùng thì nên om chè, nghĩa là cho chè đã vò vào ấm rồi đổ nước sôi nóng lên xâm xấp. Sau đó đem ấm đi ủ trong chăn bông hoặc thùng trấu. Khi nhà có khách thì mang ra rót mời, vẫn đảm bảo vừa ngon vừa nóng.
Như chính loại cây dân dã này, cách uống nước chè ở các xóm thôn cũng thật đặc biệt. Người ta thường ngồi nhâm nhi từng bát nước trên chõng tre hay trên chiếc chiếu cói trải ra trên nền đất. Chuyền tay nhau từng bát nước nóng hổi, thơm dịu, mọi người trao đổi với nhau chuyện mùa màng, thóc giống, giỗ chạp hay chuyện thi cử của con cháu…
Hơn cả nhu cầu giải khát, bát nước chè xanh lúc này đã gắn kết tình làng nghĩa xóm. Ấm nước chè xanh còn theo người dân ra đồng, vừa giúp giải nhiệt vừa giảm mệt mỏi. Ở quê tôi, ai cũng biết một "bài thuốc từ chè" rất hay là nếu cho vài giọt mật mía vào bát nước chè nóng thì sẽ rất hữa hiệu cho bệnh đau lưng, mỏi gối, nhức đầu.
Không chỉ là thức uống quen thuộc ở nông thôn, chè xanh vẫn hiện hữu trong các gia đình và nhiều công sở ở thành phố với sự ưu ái đặc biệt mà không phải thứ đồ uống có ga nào cũng có được. Nhiều người thường so sánh chè xanh với những đặc điểm tao nhã, thanh nhẹ của trà. Nhưng tôi nghĩ chính sự dân dã, chân chất mới làm nên cái hồn, cái "cốt cách" không thể quên của chè xanh. Chính vì thế, chúng ta không hề ngạc nhiên khi nhiều người, nhất là những người từ trung tuổi trở lên đều coi nước chè là một phần nhu cầu hàng ngày của họ. Thế nên mới có câu: "Nghiện như nghiện chè xanh".
Cùng với nhiều đặc điểm văn hoá độc đáo khác, chè xanh đã làm nên một góc hồn quê rất riêng và rất nhiều thương mến trong tâm hồn mỗi người dân Xứ Nghệ. Một bát nước xanh trong với đủ các vị: đăng đắng, ngọt chát, thơm nồng tự bao đời nay đã thân quen quá đỗi với mỗi chúng ta. Phải chăng nét văn hoá ẩm thực đặc sắc này chính là sự phản ánh sinh động nhất tâm tình người Nghệ qua câu ca:
Ở nhiều vùng miền Nghệ An vẫn còn duy trì một tục lệ đẹp, đó là tối tối mọi người lại tập trung bên ấm nước chè xanh để chuyện trò. Dường như đã trở thành một "lệ", hôm nay nhà này nấu nước thì mai lại đến lượt nhà kia.
Tuy vậy, để có được bát nước chè xanh vàng sánh vừa đắng chát vừa thơm ngon là cả một "quy trình" không hề đơn giản.
Đầu tiên là việc chọn chè. Chè ngon là loại có lá nhỏ, dày, màu xanh nái, thân to vừa và hơi cứng. Khi nhặt chè, không chọn những lá quá già hay quá non. Bởi nếu chè già thì nước sẽ bầm đen còn chè non thì vị mau nhạt. Ở quê tôi, thông thường người ta vẫn nấu cả lá lẫn cành để bát nước thêm chát và sau bữa cơm có thể dùng cọng chè tỉa nhỏ ra làm tăm. Ở Nghệ An, chè được trồng ở Đô Lương là ngon nhất bởi khi nấu lên bát nước có vị đậm mà không chát gắt, màu vàng trong chứ không bờn bợt như chè ở những nơi khác.
Vò chè cũng đòi hỏi sự nhẹ nhàng của đôi bàn tay, nếu vò nát quá thì nước không ngon mà để nguyên lá thì lâu ngấm. Nước nấu chè tốt nhất là nước mưa hoặc nước giếng khơi trong, ngọt. Củi nấu chè xanh nên là củi gỗ hoặc củi đốn từ các thân cây, còn nếu nấu bằng các loại lá khô, đặc biệt là lá bạch đàn thì hương thơm chè xanh sẽ bị hỏng.
Ở Xứ Nghệ, hầu như nhà nào có con gái cũng đều được bà và mẹ bày cho cách nấu chè xanh. Nếu nấu cho nhiều người uống thì người ta thường nấu trong một chiếc nồi to, sau khi nước đã sôi già thì cho chè vào. Sau 5-10 phút, lấy chiếc đũa bếp nhận chè cho chìm xuống nước rồi hạ lửa nhưng vẫn nên để nồi trên bếp có than nóng mà giữ nhiệt. Còn nếu ít người dùng thì nên om chè, nghĩa là cho chè đã vò vào ấm rồi đổ nước sôi nóng lên xâm xấp. Sau đó đem ấm đi ủ trong chăn bông hoặc thùng trấu. Khi nhà có khách thì mang ra rót mời, vẫn đảm bảo vừa ngon vừa nóng.
Như chính loại cây dân dã này, cách uống nước chè ở các xóm thôn cũng thật đặc biệt. Người ta thường ngồi nhâm nhi từng bát nước trên chõng tre hay trên chiếc chiếu cói trải ra trên nền đất. Chuyền tay nhau từng bát nước nóng hổi, thơm dịu, mọi người trao đổi với nhau chuyện mùa màng, thóc giống, giỗ chạp hay chuyện thi cử của con cháu…
Hơn cả nhu cầu giải khát, bát nước chè xanh lúc này đã gắn kết tình làng nghĩa xóm. Ấm nước chè xanh còn theo người dân ra đồng, vừa giúp giải nhiệt vừa giảm mệt mỏi. Ở quê tôi, ai cũng biết một "bài thuốc từ chè" rất hay là nếu cho vài giọt mật mía vào bát nước chè nóng thì sẽ rất hữa hiệu cho bệnh đau lưng, mỏi gối, nhức đầu.
Không chỉ là thức uống quen thuộc ở nông thôn, chè xanh vẫn hiện hữu trong các gia đình và nhiều công sở ở thành phố với sự ưu ái đặc biệt mà không phải thứ đồ uống có ga nào cũng có được. Nhiều người thường so sánh chè xanh với những đặc điểm tao nhã, thanh nhẹ của trà. Nhưng tôi nghĩ chính sự dân dã, chân chất mới làm nên cái hồn, cái "cốt cách" không thể quên của chè xanh. Chính vì thế, chúng ta không hề ngạc nhiên khi nhiều người, nhất là những người từ trung tuổi trở lên đều coi nước chè là một phần nhu cầu hàng ngày của họ. Thế nên mới có câu: "Nghiện như nghiện chè xanh".
Cùng với nhiều đặc điểm văn hoá độc đáo khác, chè xanh đã làm nên một góc hồn quê rất riêng và rất nhiều thương mến trong tâm hồn mỗi người dân Xứ Nghệ. Một bát nước xanh trong với đủ các vị: đăng đắng, ngọt chát, thơm nồng tự bao đời nay đã thân quen quá đỗi với mỗi chúng ta. Phải chăng nét văn hoá ẩm thực đặc sắc này chính là sự phản ánh sinh động nhất tâm tình người Nghệ qua câu ca:
" Ai ơi cà Xứ Nghệ
Càng mặn lại càng giòn
Nước chè xanh Xứ Nghệ,
Càng chát lại càng thơm..."
Càng mặn lại càng giòn
Nước chè xanh Xứ Nghệ,
Càng chát lại càng thơm..."
(Nguồn: lhthtq.vn)