Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Tiêm chủng trở lại vaccine “5 trong 1” Quinvaxem - phụ huynh chưa hết lo lắng.

16:38, 29/11/2013
Vaccine “5 trong 1” Quinvaxem đã được sử dụng lại trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại bới số trẻ bị phản ứng phụ, biến chứng sau tiêm lại không ngừng gia tăng trong khoảng 1 tháng qua, đặc biệt đã có 1 trường hợp tử vong.

 

Theo Chương trình tiêm chủng quốc gia, trong khoảng 1 tháng qua, sau khi vaccine Quinvaxem được sử dụng lại, cho tới nay, cả nước đã có 53 địa phương triển khai tiêm Quinvaxem trở lại. Tuy nhiên, việc nhiều trẻ bị phản ứng sau khi tiêm vaccine Quinvaxem trở lại đã khiến cho người dân, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ rất lo lắng, bất an. Chị Nguyễn Thị Lê ở  Nghi Phong - Nghi Lộc cho biết, chị cũng lo lắng lắm bởi không tiêm cho con cũng lo, mà tiêm cũng sợ. Chị Trần Thị Cẩm Ly ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh chia sẻ, trước những thông tin về những tai biến do tiêm vắc xin, hiện nay chị cũng không biết có nên tiêm cho con hay không. Và bản thân cần cần được bác sỹ tư vấn rồi mới quyết định. Với một cách nghĩ khác, chị Giản Thị Lành ở Hưng Lộc – TP Vinh thì lại cho rằng nghe thông tin về những tai biến do tiêm vắc xin cũng lo lắng nhưng vẫn quyết định sẽ tiêm vắc cin cho con bởi chị thấy rằng từ trước tới nay trẻ em sinh ra hạn chế được bệnh tật là nhờ tiêm chủng.

 


Nghệ An cũng đã triển khai tiêm Vaccine “ 5 trong 1” Quinvaxem trở lại theo chỉ đạo của  Bộ Y tế. Đến ngày 29/11/2013 toàn tỉnh đã có 10/20 huyện , thành thị triển khai tiêm Vaccine Quinvaxem với số trẻ được tiêm là khoảng 10 nghìn trẻ.


Theo tổng hợp của Trung tâm YTDP tỉnh thì tỷ lệ trẻ phản ứng bình thường như; sốt dưới 38 độ C, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc, là 0,07%. %. Cho đến thời điểm này, Nghệ An chưa để xảy ra trường hợp phản ứng nặng nào do tiêm vaccine Quinvaxem. Và công tác giám sát, kiểm tra an toàn tiêm chủng được ngành y tế triển khai chặt chẽ trên địa bàn toàn tỉnh. Những điểm không đủ điều kiện đều không được tiến hành tiêm chủng. Bác sĩ Phạm Gia Cảnh – Khoa sản – Bệnh viện HNĐK NA cho biết thêm :  Tiêm vắc cin 5 trong 1 là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ sơ sinh. Hiện tại khoa sản của bệnh viện HNĐK NA chưa được tổ chức tiêm trở lại bởi chưa đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế, thiếu thùng bảo quản vắc cin. Tuy nhiên, khuyên các phụ huynh nên tiêm vắc cin đầy đủ cho con trẻ,phòng chống bệnh tật nguy hiểm như bạch hầu, sởi, uốn ván...


Vaccine “5 trong 1” Quinvaxem phòng 5 bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Hib, được sản xuất tại Hàn Quốc do Tổ chức liên minh toàn cầu tài trợ cho Việt Nam. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng quốc gia đều khẳng định các phản ứng đối với trẻ nhỏ sau khi tiêm vaccine Quinvaxem đã được lường trước và trong giới hạn cho phép. Theo đó, tỷ lệ phản ứng thông thường là từ 10% - 15%, thậm chí có thể gần 50%. Sau 25 năm đi vào cuộc sống, tiêm chủng mở rộng đã và đang làm thay đổi rõ rệt mô hình bệnh tật ở Việt Nam, nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được thanh toán và loại trừ. Đây cũng là chương trình y tế quốc gia thành công nhất trong suốt những năm qua. Do đó, ngành y tế đang triển khai nghiêm túc kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng nhằm mục tiêu bảo vệ thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam, khắc phục và hạn chế tối đa những sai sót, hạn chế trong công tác tiêm chủng mở rộng, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với ngành y tế.


 Bác sĩ  Phan Văn Công - Phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc cin sinh phẩm  - Trung tâm YTDP tỉnh phân tích: Trong vaccine Quinvaxem có thành phần DPT (phòng bạch hầu - uốn ván - ho gà) là vaccine toàn tế bào gây phản ứng mạnh nhưng vẫn đảm bảo về tính an toàn, hiệu quả. Các phản ứng sau tiêm vaccine Quinvaxem là phản ứng sốt nhẹ (38 - 38,50C), phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau, kích thích một chút… Ông cũng khằng định đây là những phản ứng nhẹ thông thường nên các gia đình không nên quá lo lắng, phản ứng này sẽ tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên khuyến cáo các cơ sở y tế cần phải khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm cho trẻ. Các bậc phụ huynh cần theo dõi phản ứng của trẻ sau khi tiêm, nếu phản ứng nặng hơn cho trẻ với những biểu hiện tím tái, co giật thì đưa tới cơ sở y tế cấp cứu kịp thời.


(Hoài Thanh – Duy Thanh – Từ Thành)