Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Bảo vệ trẻ trong mùa dịch sốt xuất huyết

07:46, 10/06/2014
Cùng với bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết (SXH) đang có nguy cơ bùng phát thành dịch ở trẻ nhỏ. Theo dự đoán của các chuyên gia y tế, năm 2014, theo chu kỳ, SXH sẽ trở lại trên diện rộng và diễn biến phức tạp hơn.

 

Thêm mối lo cho các mẹ khi hè đến

 

Sau dịch sởi hoành hành, đến lượt bệnh tay chân miệng,rồi giờ đây SXH đang vào mùa, gây thêm nỗi lo lắng mới cho các bậc phụ huynh có con nhỏ. Thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 là cao điểm SXHở miền Nam với khoảng 95% ca mắc bệnh là trẻ em. Trong khi đó, ở miền Bắc, SXH diễn ra muộn hơn, ngắn hơn, chỉ khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm.

 

Những con số thống kê ban đầu cho thấy dịch SXH năm nay thật sự đáng ngại. Dù chưa chính thức bước vào mùa mưa, thời điểm muỗi vằn – tác nhân gây bệnh SXH – sinh sôi nảy nở, nhưng đã có đến 5 trường hợp tử vong trong tổng số hơn 9.000 ca mắc bệnh. Con số này đang gia tăng hàng tuần và đáng nói hơn, số bệnh nhân mắc và tử vong phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Đây là những nơi có mật độ dân số đông đúc cùng mức độ ô nhiễm cao, với môi trường sống có nhiều nước đọng (kênh rạch, sông ngòi…) tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi, phát triển và truyền bệnh.

 

 Bảo vệ trẻ trong mùa dịch sốt xuất huyết

Muỗi vằn Aedes aegypti thường được xác định là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở thành phố, đô thị.

 

Sốt xuất huyết - bệnh đô thị

 

Theo các chuyên gia y tế, SXH hiện nay được xem là bệnh đô thị. Điều này trái ngược với suy nghĩ của nhiều người là SXH chỉ xuất hiện và lan truyền nhanh ở nông thôn, nơi điều kiện vật chất thiếu thốn, nhiều cây cối, bụi rậm... Sự thay đổi này là do loài muỗi mang ký sinh trùng gây bệnh SXH thay đổi môi trường sống. Nếu trước kia môi trường để muỗi sinh sôi là ao hồ, đặc biệt là vùng nước tù đọng thì loài muỗi SXH hiện nay lại sinh sôi ở vùng có nguồn nước sạch, chủ yếu là tại thành phố và các đô thị.

 

Chính vì lý do này, nhiều phụ huynh dù chăm sóc và bảo vệ con rất cẩn thận nhưng cũng không ngờ rằng trẻ vẫn bị SXH. Chị Thanh An (Q.8 – TP.HCM) cho biết: “Thấy con sốt cao hai ngày chưa khỏi và có dấu hiệu phát ban trên tay, tôi nghi ngờ và đưa cháu vào bệnh viện. Đúng như dự đoán, cháu bị SXH. Tôi cứ nghĩ SXH phải xuất hiện ở vùng nông thôn nhiều hơn thành phố, ai ngờ bệnh này giờ có mặt khắp nơi”.

 

Bảo vệ trẻ trong mùa dịch sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết đang dần trở thành căn bệnh đô thị, với mức độ gia tăng
đáng kể ở những thành phố lớn trên khắp cả nước

 

Làm gì để bảo vệ trẻ?

 

Ít ai biết rằng các bể chứa nước mưa, nước điều hòa, nước trong những túi ni-lông, vỏ lon bia vứt bừa bãi, lọ hoa cảnh, bồn rửa bát trong các hộ gia đình, khu chung cư.... chính là môi trường lý tưởng để muỗi SXH sinh sôi và phát triển. Ngoài dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, các phụ huynh có con nhỏ cần đặc biệt chú ý đến những khu vực đọng nước kể trên. Thường xuyên phun thuốc trừ muỗi, xoa kem chống muỗi khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, mặc quần áo dài tay, ngủ màn…là những cách bố mẹ có thể làm để bảo vệ con mình tránh xa loài muỗi vằn mang mầm bệnh. Điều quan trọng hơn cả, bố mẹ cần có ý thức mạnh mẽ trong việc phòng tránh SXH đúng cách, và luôn ghi nhớ “SXH đang dầnđược xem là bệnh của đô thị và sẽ có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ ở các thành phố lớn trong năm 2014”.

 

Phòng chống sốt xuất huyết từ những việc đơn giản, thiết thực và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cả gia đình bạn ngay hôm nay.

 

(Theo Dân trí)