Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nguyên nhân phổ biến khiến 60% phụ nữ mắc viêm đường tiết niệu

08:36, 05/05/2019
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh ảnh hưởng đến 60% phụ nữ và 1/4 trong số đó tái mắc. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục có thể khiến vi khuẩn từ ruột hoặc khoang âm đạo di chuyển đến niệu đạo. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cả hai người cần vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi quan hệ và phụ nữ nên đi tiểu trong vòng 30 phút sau khi quan hệ.
Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục có thể khiến vi khuẩn từ ruột hoặc khoang âm đạo di chuyển đến niệu đạo. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cả hai người cần vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi quan hệ và phụ nữ nên đi tiểu trong vòng 30 phút sau khi quan hệ.
Mãn kinh: Viêm đường tiết niệu khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh, vì ở thời kì này, hàm lượng estrogen trong cơ thể giảm mạnh, làm thay đổi pH âm đạo. Điều này gây mất cân bằng vi khuẩn và nấm ở âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Mãn kinh: Viêm đường tiết niệu khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh, vì ở thời kì này, hàm lượng estrogen trong cơ thể giảm mạnh, làm thay đổi pH âm đạo. Điều này gây mất cân bằng vi khuẩn và nấm ở âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Táo bón: Táo bón khiến cơ thể khó đào thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang, do đó vi khuẩn lưu cữu lại và có thời gian phát triển gây viêm nhiễm. Mặt khác, tiêu chảy cũng có thể gây viêm đường tiết niệu do vi khuẩn từ phân lỏng dễ xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.
Táo bón: Táo bón khiến cơ thể khó đào thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang, do đó vi khuẩn lưu cữu lại và có thời gian phát triển gây viêm nhiễm. Mặt khác, tiêu chảy cũng có thể gây viêm đường tiết niệu do vi khuẩn từ phân lỏng dễ xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.
Tiểu đường không được kiểm soát: Khi đường huyết cao, lượng đường thừa sẽ bị đào thải qua nước tiểu, tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, bệnh nhân tiểu đường thường có hệ miễn dịch yếu, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn gây viêm.
Tiểu đường không được kiểm soát: Khi đường huyết cao, lượng đường thừa sẽ bị đào thải qua nước tiểu, tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, bệnh nhân tiểu đường thường có hệ miễn dịch yếu, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn gây viêm.
Nhịn đi tiểu: Nhịn tiểu trong 6 tiếng hoặc hơn làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu, vì vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang có nhiều thời gian để sinh sôi.
Nhịn đi tiểu: Nhịn tiểu trong 6 tiếng hoặc hơn làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu, vì vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang có nhiều thời gian để sinh sôi.
Mất nước: Uống đủ nước có thể giúp phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Đi tiểu thường xuyên giúp cơ thể đào thải các vi khuẩn có thể gây viêm đường tiết niệu. Do đó, hãy đặt mục tiêu uống 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Mất nước: Uống đủ nước có thể giúp phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Đi tiểu thường xuyên giúp cơ thể đào thải các vi khuẩn có thể gây viêm đường tiết niệu. Do đó, hãy đặt mục tiêu uống 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Biện pháp tránh thai: Nếu bạn thay đổi biện pháp tránh thai, sự thay đổi hormone kéo theo có thể dẫn đến thay đổi các vi khuẩn trong âm đạo, làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng màng ngừa thai và thuốc diệt tinh trùng làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
Biện pháp tránh thai: Nếu bạn thay đổi biện pháp tránh thai, sự thay đổi hormone kéo theo có thể dẫn đến thay đổi các vi khuẩn trong âm đạo, làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng màng ngừa thai và thuốc diệt tinh trùng làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
Các sản phẩm dành cho phụ nữ: Băng vệ sinh bẩn là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn phát triển. Để tránh viêm đường tiết niệu trong kì kinh nguyệt, hãy thay băng vệ sinh sau 4 đến 8 tiếng, tùy theo lượng kinh.
Các sản phẩm dành cho phụ nữ: Băng vệ sinh bẩn là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn phát triển. Để tránh viêm đường tiết niệu trong kì kinh nguyệt, hãy thay băng vệ sinh sau 4 đến 8 tiếng, tùy theo lượng kinh.
Sỏi thận: Vì sỏi thận có thể gây tắc đường tiết niệu và ngăn đào thải nước tiểu, các vi khuẩn trong đường tiết niệu sẽ có thời gian để phát triển. Ngược lại, viêm đường tiết niệu không được chữa trị kịp thời cũng có thể gây tổn thương thận.
Sỏi thận: Vì sỏi thận có thể gây tắc đường tiết niệu và ngăn đào thải nước tiểu, các vi khuẩn trong đường tiết niệu sẽ có thời gian để phát triển. Ngược lại, viêm đường tiết niệu không được chữa trị kịp thời cũng có thể gây tổn thương thận.

Theo VOV