Sôi động Thập niên đại lễ hội Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan
Trước lễ hội, dòng họ Nguyễn Cảnh đã tổ chức lễ rước tổ từ Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan đến Đền Đức Hoàng – nơi thờ vua Lê Trang Tông để tưởng nhớ đến công lao của nhà Vua.
Lễ rước tổ từ Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan đến Đền Đức Hoàng |
Đoàn rước lễ diễn ra sinh động với đoàn voi tượng trưng cho tước quận công, ngựa tượng trưng cho tước hầu được mô phỏng lại.
Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan sinh năm Tân Tỵ 1521, mất năm Bính Tý 1576. Lớn lên, Nguyễn Cảnh Hoan là người thông minh trí dũng, văn võ song toàn, một lòng yêu nước thương dân. Ông sinh ra và lớn lên vào thời kỳ đất nước loạn ly, được theo cha rèn văn luyện võ. Trải qua 37 năm xông pha trận mạc, chiến đấu ngoan cường, bất chấp hiểm nguy tiếng tắm của ông vang dội trong hàng võ tướng và toàn quân.
Khi ông mất, hài cốt được cát táng tại xứ Chọ Mây trong dãy núi Cấm và xây dựng ngôi đền thờ lớn trên bờ Lam Giang thuộc xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để nhân dân hương khói phụng thờ.
Năm Giáp Thìn 1664, triều đình quyết định hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 3 âm lịch tổ chức lễ hội tại đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan, và cứ đến 10 năm tức là cứ đến năm Giáp thì tổ chức đại lễ gọi là Thập niên sự lễ.
Thập niên đại lễ hội Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan |
Các đại biểu dâng hương tại Thập niên đại lễ hội Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan |
Lễ hội đã được huyện Đô Lương tổ chức uy nghiêm, thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan và các thân tướng của ông.
(Hữu Hoàn)