Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Những lỗi chính tả làm thay đổi thế giới

09:18, 09/06/2014
Ít ai biết rằng, chữ Google thực tế là một... lỗi chính tả. Dưới đây là những lỗi chính tả “nổi tiếng” nhất thế giới.
 
Đôi khi vì một phút cẩu thả, rất nhiều lỗi chính tả đã xuất hiện, dù là trong những văn kiện quan trọng, hay các tác phẩm nổi tiếng. Dưới đây là những lỗi chính tả "nổi tiếng" nhất thế giới, thậm chí còn góp phần làm thay đổi thế giới.

Google là kết quả của một lỗi chính tả
 

Những lỗi chính tả làm thay đổi thế giới

Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của công cụ tìm kiếm Google trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên , từ “Google” thực chất là một lỗi chính tả mà từ gốc chính là "Googol", tức số 10^100. Khi đó, các nhà sáng lập Google đang tìm kiếm cái tên cho công ty của mình, và một người đề xuất cái tên "Googolplex". Larry Page- một trong hai nhà đồng sáng lập của Google không thích cái tên này và đề nghị chỉ sử dụng tên "Googol". Tuy nhiên, khi đăng kí tên miền "googol.com", người ta lại gõ nhầm thành "google.com". Và cái tên “Google” đã ra đời từ đó.

 

Tên của Chúa Giêsu bị viết sai trên huy chương được phát hành bởi Vatican.
 

Những lỗi chính tả làm thay đổi thế giới

 
Vào tháng 10 năm 2013, những người ở tòa thánh Vatican đã mắc lỗi chính tả rất khó chấp nhận. Để chào mừng Giáo hoàng Francis lên ngôi, họ đã cho phát hành một mẫu huy chương, tuy nhiên chữ "Jesus" trên đó lại được viết thành "Lesus". Đây là một sự xấu hổ rất lớn cho tòa thánh. Các huy chương được thu hồi nhanh chóng để tiêu hủy, nhưng vẫn có nhiều chiếc được các nhà sưu tập giữ lại. Những chiếc huy chương còn nguyên trở nên quý hiếm hơn, khiến chúng có giá trị cực lớn. Cho đến bây giờ, người ta vẫn không thể hiểu tại sao những người ở Vatican lại có thể phạm sai lầm này.
 
Lỗi trong tác phẩm Principia của Newton
 

Những lỗi chính tả làm thay đổi thế giới

 

Pricipia là tác phẩm nổi tiếng nhất của Newton, tác phẩm đặt nền móng cho mọi kiến thức chúng ta hiểu về trọng lực và các định luật về chuyển động ngày nay. Tác động của cuốn sách này với khoa học lớn tới mức nó được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong suốt hàng thế kỉ. Với số lượng người theo dõi lớn như vậy, thật bất ngờ khi có một lỗi trong cuốn sách mà không ai phát hiện ra. Trong cuốn sách Newton đã cho nhầm số vào phương trình và nhận kết quả là 11 thay vì 10,5 một sự sai lệch rất lớn trong thế giới toán học. Điều khó tin hơn là lỗi này được một sinh viên phát hiện ra, thay vì các chuyên gia đã từng đọc và nghiên cứu cuốn sách này. Sinh viên này đã được điểm A+ cho phát hiện của mình.

 

Lỗi chính tả trong các bản in kinh Koran
 
Những lỗi chính tả làm thay đổi thế giới

 

Giống Kinh thánh, các lỗi trong kinh Koran là vấn đề rất nghiêm trọng. Dù ít sử sách ghi lại, nhưng những lối này đã từng xảy ra và gây ra rất nhiều hậu quả. Một trong số những người gây ra lỗi lầm đó là Ahmad al-Kulaib, người giám sát việc in ấn bản in kinh Koran cho cả đất nước Kuwait. Trong thời gian al-Kulaib làm việc, các bản kinh Koran đã sắp nhầm chữ rất nhiều đoạn. Với tư cách là Bộ trưởng các vấn đề Hồi giáo, đây là thảm họa chính trị với al-Kulaib. Chỉ chưa đầy một tuần sau, Quốc vương Jaber al-Ahmad al-Sabah giải tán toàn bộ quốc hội để trừng phạt cho sai lầm này.

 

Đại thi hào Shakespeare không thể đánh vần tên của mình
 
Những lỗi chính tả làm thay đổi thế giới

Tên tuổi của William Shakespeare gắn liền với văn học và ngôn ngữ tiếng Anh. Ông cũng được coi là một trong những nhà văn vĩ đại và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Nhưng thật ngạc nhiên là ông không thể đánh vần được đầy đủ tên của mình. Vào thời của Shakespeare, các qui tắc đánh vần khác xa bây giờ. Tuy nhiên, nó không thể thay đổi sự thật là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất mọi thời đại cũng không thể viết đúng tên của mình. Trong 6 mẫu chữ kí còn tồn tại của Shakespeare, ông dùng nhiều cách viết khác nhau, khiến người ta không thể biết rõ tên nào là chính xác. Các chữ kí của ông bao gồm: Shaksper, Shakspere, Shakspeare. Chữ của Shakespeare xấu đến mức, đến bây giờ, cách viết tên ông vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi.

 

(Theo Dân trí)