Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Vướng cơ chế, 15 diễn viên múa về đâu?

08:59, 02/12/2014
(truyenhinhnghean.vn) Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, năm 2010, Sở VHTT-DL đã giao Đoàn ca múa nhạc dân tộc Nghệ An tuyển sinh lớp diễn viên ca, múa chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An có năng khiếu, tài năng văn nghệ. Theo kế hoạch, sau khi học xong các em sẽ được nhận vào công tác tại Đoàn. Quy trình là vậy, song đến nay cho dù đã tốt nghiệp nhưng do

 

Năm 2010, thực hiện QĐ số 5796 của UBND tỉnh về đào tạo lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Đoàn ca múa kịch Nghệ An đã bỏ ra rất nhiều công phu, đi khắp 6 huyện miền núi, từ hàng ngàn HS người dân tộc dự tuyển, Đoàn chỉ lựa chọn được 15 em xuất sắc nhất gửi đi học tại trường Cao Đẳng múa Việt Nam.

 

Để thu hút các em theo học lớp múa này, lời đề nghị hấp dẫn được đưa ra đó là, sau khi tốt nghiệp, các em sẽ được nhận vào công tác tại Đoàn. Thế nhưng, đến nay dù đã tốt nghiệp nhưng các em vẫn chưa biết liệu có được nhận vào công tác hay không. Ngay cả lãnh đạ Đoàn, ông Đặng Đình Mười - Phó đoàn cũng không biết vướng ở đâu!

 

 

 

 

Về vấn đề này, Sở Nội vụ đã có Công văn số 1478 trả lời, việc 15 HS được cử đi học theo QĐ số 5796 của UBND tỉnh là vận dụng chính sách cử tuyển. Tuy nhiên, do từ nay đến năm 2016, không tăng thêm biên chế nên việc chưa thể xem xét tuyển dụng 15 diễn viên múa này. Trước mắt, để hỗ trợ các em, Đoàn CMNDT Nghệ An đã cho các em cùng tham gia biểu diễn, miễn phí tiền nhà, tiền điện nước. Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục để mỗi em được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Song, số tiền hỗ trợ  ít ỏi này cũng thường xuyên chậm. Em Lô Thị Châu – một trong 15 diễn viên này, hàng tháng, bố mẹ ở xã Châu Kim, huyện Quế Phong đều phải chu cấp thêm gia đình. Châu mong muồn, trong khi chờ có biên chế, Đoàn có thể giải quyết bằng cách cho 15 diễn viên này được ký Hợp đồng lao động với Đoàn.

 

Hầu hết 15 HS múa đều là con em người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Và từ tháng 1/2015 trở đi, chế độ hỗ trợ sẽ không còn nữa. Nếu như không có giải pháp tháo gỡ, thì việc các em rời bỏ đoàn chỉ còn là ngày một ngày hai mà trên thực tế thì đoàn không có đội ngũ thay thế - Ông Đặng Đình Mười - Phó đoàn lo lắng.

 

Rõ ràng, rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ đó chính là cơ chế, chính sách thu hút và “giữ chân” các nghệ sĩ, diễn viên tài năng. Và cũng bởi, do chưa có các chính sách đãi ngộ tương xứng với tài năng của các diễn viên, nghệ sỹ có tên tuổi cho nên những năm qua tình trạng “chảy máu” chất xám ở Nghệ An đang liên tục diễn ra. Nguồn lực kế cận để thanh xuân hóa đội ngũ diễn viên, nghệ sỹ... đang thực sự là bài toán nan giải không chỉ với Đoàn CMNDT nói riêng mà còn với các đoàn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay.

 

(Hiến Chương- Hữu Song)