Về miền âm nhạc dân gian...
Đêm chung kết toàn quốc diễn ra tại Nghệ An - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Người (19/5/1890 - 19/5/2015).
Trong đêm Chung kết toàn quốc Liên hoan dân ca Việt Nam 2015, khán giả đã được thưởng thức16 tiết mục xuất sắc nhất của 15 đoàn dự thi vượt qua vòng chung kết ở 6 khu vực: Đồng bằng trung du Bắc Bộ, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Tiến mạ pây giải xung - làn điệu "Hát Then" do ông Nông Minh Cương và tốp nghệ nhân xã Kim Lữ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn biểu diễn. |
Long làn nơi - còn gọi là Chèo thuyền trên sông tốp nghệ nhân xã Nậm Khao, Mường Tè, Lai Châu. |
Pê chàu H' Mông "Tết người H' Mông" do các nghệ sĩ đến từ xã Mường Tè, huyện Nậm Nhùm, tỉnh Lai Châu biểu diễn. |
"Than ước" còn gọi là "Hát lượn cọi" dân tộc Tày biểu diễn Nguyễn Thị Xuyến đệm sáo Sầm Ngọc Ánh đến từ thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. |
Nếu như Bắc Cạn đem đến liên hoan điệu hát then đằm thắm, gần gũi mang màu sắc tươi vui của bà con dân tộc Tày, Nùng vùng núi Đông Bắc qua bài hát then “Tiêu mạ Pây giải xung”... thì Bắc Ninh mang đến Liên hoan làn điệu dân ca ngọt ngào, đằm thắm qua “Thú giải phiền”, hay những điệu hò với âm điệu buông lơi, khoan nhặt như chính tính cách của những người dân Nam Bộ chân chất, hiền lành qua tổ hợp Hò của đoàn Đồng Tháp. Đặc biệt, là tiết mục dân ca ví dặm cổ “Trai phường chài, gái phường vải” của đoàn Nghệ An đã được khán giả và ngay đến cả các liền anh, liền chị, diễn viên đến từ vùng đất văn hiến Kinh Bắc nổi tiếng với làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh cũng dành tình cảm đặc biệt cho di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà xứ Nghệ tự hào có được.
Tiết mục "Trai phường Chài, gái phường Vải" dân ca xứ Nghệ do tốp nghệ nhân CLB dân ca xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương biểu diễn. |
Bắt ốc - Hát ghẹo dân ca Phú Thọ do tốp nghệ nhân CLB dân ca phường Dữu Lâu, TP Việt Trình, tỉnh Phú Thọ biểu diễn. |
"Giận thương" Hát xẩm đến từ hai nghệ sỹ Chu Tổ Quỳnh (80 tuổi) và Phạm Mạnh Dần (73 tuổi) đến từ tỉnh Hải Dương. |
Hát "Lấy gì làm thú giải phiền" quan họ Bắc Ninh do hai nghệ sĩ biểu diễn là Đỗ Văn Phước và Nguyễn Xuân Thưởng.
|
"Hô Bài Chòi" do tốp nghệ nhân CLB Bài Chòi dân gian tỉnh Bình Định biểu diễn. |
Một trong những nét mới và cũng là tiêu chí của Đài THVN khi tổ chức Liên hoan dân ca toàn quốc năm 2015 là nhằm phát hiện, khai thác , bảo tồn và gìn giữ những làn điệu dân ca, dân vũ và dân nhạc cổ nguyên gốc; để những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông sống được trong đời sống hiện đại và được giới trẻ yêu thích thì liên hoan lần này đã làm được. Đặc biệt, đây lần đầu tiên liên hoan dân ca có sự góp mặt của dân ca Tà Mun - tộc người chưa được công nhận trong cộng đồng 54 dân tộc anh em vì tộc người này chỉ mới có vài trăm hộ sống rải rác ở tỉnh Tây Ninh. Vì vậy, qua tiếng hát tại Liên hoan, người Tà Mun mong muốn họ sớm được hòa nhập trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vào dòng chảy văn hóa Việt Nam.
"Vận bốn mùa" hát Chầu Văn do Kim Hồng và tốp nghệ nhân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế thể hiện. |
Nârr pơ K ă - "Lời hẹn ước" dân ca Bahnar do các nghệ sĩ Y Nhơn, A Tâm và tốp nghệ nhân Làng Tơ Nhia, phường Quang Trung, tỉnh Kon Tum. |
Pơr Long "Đấu chiêng" do các nghệ nhân K' Bes, K' Ken, Duôm Dai Bát, và K' Bình dân tộc K' Ho, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. |
"Lý dạng ai" do tốp nghệ nhân trung tâm văn hóa tỉnh Long An biểu diễn. |
Lễ đón và rước y trang Vua Thần Po Klong Girai - trích Lễ hội Ka tê dân tộc Chăm do các nghệ nhân đến từ tỉnh Ninh Thuận biểu diễn. |
"Dun con lơk" dân ca Tà Mun có nghĩa là "Ru con ngủ" do Lâm Thị Niệm, ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. |
Qua hơn 2 tiếng trình diễn, Liên hoan năm nay đã trao 10 giải A, 6 giải B và 3 giải phụ cho các tiết mục tham gia đêm chung kết toàn quốc. Trong đó, đoàn của tỉnh Lai Châu giành được 2 giải A; đoàn của tỉnh Nghệ An cũng vinh dự đón nhận 1 giải A.
Trao giải phụ |
Trao Giải B |
Trao Giải A |
Đêm chung kết đã khép lại một kì liên hoan dân ca Việt Nam thành công rực rỡ với chất lượng nghệ thuật ngày càng nâng cao, nhiều làn điệu dân ca cổ; nhiều diễn viên trẻ tiềm năng mới được phát hiện. Đây là những nhân tố để từ đó phát triển phong trào hát dân ca; để loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống này sống được trong đời sống đương đại và thực sự được công chúng quan tâm , gìn giữ và phát huy, nhất là các bạn trẻ.
(Thu Hiền - Cảnh Toàn – Lê Trang - Văn Nhân)