Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Lực lượng TNXP - XDKT Nghệ An: Cần một sự chuyển đổi phù hợp

10:53, 20/07/2011
Những cống hiến của lực lượng TNXP – XDKT Nghệ An đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà, đặc biệt hơn, họ là những người tiên phong trong việc khai hóa những vùng đất hoang hóa thành vùng đất xanh màu mỡ. Tuy nhiên, mô hình hoạt động, chế độ chính sách, địa vị pháp lý của lực lượng TNXP đang là những vấn đề cần đặt ra nhằm đảm bảo an sinh xã hội

 

Viết tiếp những trang vàng

 

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nghệ An là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nư­ớc về huy động và tổ chức lực l­ượng TNXP, cùng cả nước giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất n­ước.

 

Kế tục truyền thống tốt đẹp của TNXP Nghệ An trong kháng chiến, phát huy vai trò xung kích cách mạng của tổ chức Đoàn và tuổi trẻ trong phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua lực lượng thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Nghệ An đó tiên phong đi khai phá những vùng đất mới. Từ tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế đầu tiên là tổng đội 1 được thành lập tại xã Long Sơn huyện Anh Sơn năm 1986; đến nay, trên địa bàn Nghệ An đã có 10 tổng đội thanh niên xung phong và 2 làng thanh niên lập nghiệp. Bằng sức trẻ và khát vọng chinh phục những vùng đất mới, các đội viên thanh niên xung phong đã biến những vùng đồi hoang hoá, những vùng rừng thiêng nước độc thành những vùng kinh tế mới đầy tiềm năng.

 

Trồng dứa ở Tổng đội TNXP 6 Yên Thành

 

Anh Hồ Anh Tùng - đội viên đội sản xuất 1/9 là một trong 22 đội viên đầu tiên của Tổng đội thanh niên xung phong 1 xây dựng kinh tế Anh Sơn. Vào năm 1986, khi vừa tròn 18 tuổi và tốt nghiệp phổ thong trung học, theo lời kêu gọi của tổ chức đoàn, anh đã làm đơn tình nguyện gia nhập lực lượng thanh niên xung phong xây dựng kinh tế. Để cải tạo được những vùng đồi trọc và những bói đất trống bạc màu đưa vào chuyên canh cây chè, cây sắn anh và các đội viên thanh niên xung phong đó lao động miệt mài, một nắng hai sương suốt cả những năm tháng tuổi trẻ. Từ bàn tay lao động cần cù, sáng tạo, tại vùng đất mới này anh đã xây dựng một cuộc sống mới ổn định và ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân của gia đình anh đạt trên 100 triệu đồng/ năm. Từ năm 1997 đến nay, anh được tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

 

Tổng đội thanh niên xung phong 1 xây dựng kinh tế Anh Sơn là tổng đội đầu tiên của tỉnh. Ngày đầu thành lập, tổng đội có 22 đội viên với diện tích đất 500ha thuộc địa bàn 3 xã Long Sơn, Cao Sơn và Khai Sơn của huyện Anh Sơn. Đây là địa bàn xa khu dân cư với những vạt đồi trọc đầy cây dại. Để khai hoang phục hoá những vùng đất này, các đội viên thanh niên xung phong đó chung vai góp sức khai phá từng thửa đất, triền đồi. Khai thác được diện tích nào, tổng đội huy động các đội viên đưa các giống cây vào trồng và chăm sóc. Đến nay, diện tích đất thuộc tổng đội 1 quản lý đã lên đến 2.500ha với số lượng đội viên là 500 người. Thế mạnh của tổng đội 1 là cây chè và cây sắn nguyên liệu.

 

Được thành lập năm 2001, tổng đội thanh niên xung phong 6 xây dựng kinh tế được biết đến là một vùng chuyên canh dứa và mía. Tổng đội thanh niên xung phong 6 quản lý diện tích 3.365ha trải rộng trên 3 xã: Lăng Thành, Liên Thành, Kim Thành của huyện Yên Thành. Cùng chúng tôi đi dọc con đường do tổng đội xây dựng, anh Đào Quang Ngọc - tổng đội trưởng tổng đội 6 cho biết: khi mới đặt chân đến đây nhiều người rất e ngại bởi vùng đất này quá hoang vu, đầy sên vắt. Để gây dựng phong trào, tổng đội đã huy động những thanh niên địa phương vừa xuất ngũ chưa có việc làm lên vùng đất mới xây dựng kinh tế. 386 đội viên là thanh niên của các xó thuộc huyện Yờn Thành và Quỳnh Lưu đó chung tay gúp sức, lao động miệt mài để cải tạo vùng đất hoang hoá này. Đất mở đến đâu họ dựng nhà cửa và thành lập xóm dân cư ở đó. Một vùng kinh tế trù phú đang dần trở thành hiện thực ở đây.

 

Tại hầu hết các tổng đội TNXPXDKT, các hộ đội viên làm ra sản phẩm và đư­ợc hư­ởng sản phẩm do mình làm ra, tổng đội chỉ hỗ trợ trong sản xuất và đời sống, không quản lý kinh phí do đội viên làm ra. Tổng đội thực hiện nhiệm vụ quản lý các dự án kinh tế được Nhà nước phê duyệt; quản lý quy hoạch đất đai, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu và tiêu thụ sản phẩm…). Các đội viên ký cam kết với các tổng đội trước khi gia nhập, sản xuất phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch chỉ đạo của tổng đội. Trong hơn 20 năm qua, lực lượng đội viên TNXP ở các tổng đội đã khai thác, đ­ưa vào sử dụng có hiệu quả diện tích lớn đất nông nghiệp, góp phần hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiêp, cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến như chố, dứa, sắn, mía. Ngoài các cây chủ lực, các tổng đội còn tập trung trồng các loại cây ăn quả, các loại rau màu và khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Thời gian gần đây, nhiều tổng đội đã mạnh dạn đầu tư và đưa nhiều giống cây con mới vào nuôi trồng như: Tổng đội 8 ở Kỳ Sơn trồng chè tuyết san, hoa ly và nuôi cá hồi.

 

Mỗi tổng đội là một trung tâm ứng dụng các tiến bộ KHKT, trở thành mô hình phát triển sản xuất cho đồng bào miền núi dân tộc làm theo. Các tổng đội đó quy tụ được nhiều nguồn lực và sử dụng có hiệu quả để xây dựng khối lượng khá lớn cơ sở vật chất, hình thành các khu kinh tế mới làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng phụ cận nơi các tổng đội đóng quân. Mô hình này đã góp phần giải quyết việc làm, tạo lập cuộc sống ổn định cho số lư­ợng lớn thanh niên.

 

Cần có chế độ chính sách phù hợp

 

Với mô hình TNXP, ngày 20/12/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 770 về tổ chức và chính sách đối với TNXP. Sau 17 năm, ngày 30/01/2011, Chính phủ đó ban hành Nghị định 12 về tổ chức và chính sách đối với TNXP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/3/2011 trở đi thay thế cho Quyết định 770 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ở Nghệ An, từ năm 1986, Tổng đội TNXP XDKT đầu tiên đã được thành lập. Các tổng đội TNXP Nghệ An được thành lập trước khi Nghị định 12 ban hành vẫn được thực hiện theo Quyết định 770. Đến thời điểm này cần có những xem xét, nghiên cứu chuyển đổi mô hỡnh phự hợp nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và khuyến khích thế hệ trẻ tham gia cỏc dự án phát triển kinh tế. Toàn lực lư­ợng TNXPXDKT Nghệ An đã tiếp nhận, tạo cuộc sống ổn định cho 1.396 hộ đội viên bao gồm 2.547 lao động. Các Tổng đội TNXP hiện nay là do UBND tỉnh ra quyết định thành lập trên cơ sở một dự án tổng hợp được phê duyệt. Nhiệm vụ chính của Tổng đội là tổ chức huy động thanh niên thực hiện tốt dự án đó.  Bởi vậy, xét trên phương diện lao động sản xuất thì những đội viên TNXPXDKT chính là những công nhân Nông nghiệp. Mặc dầu vậy, ở hầu hết các tổng đội, những đội viên TNXP lại chưa được đóng BHXH, chưa được cấp đất. Việc tạo điều kiện cho các đội viên được tham gia đóng bảo hiểm xã hội mới chỉ manh nha tại Tổng đội 1. Nhiều đội viên đã bày tỏ nhiều nỗi trăn trở như: tuổi thanh xuân của họ đã vắt kiệt cho vùng đất này, vấn đề cấp đất, vấn đề bảo hiểm xã hội... Khi các dự án hoàn thành thì vấn đề mô hình hoạt động, đầu ra cho cán bộ tổng đội và chế độ chính sách đối với đội viên  là vấn đề cần thiết được đặt ra hiện nay. Anh Nguyễn Đình Hưng – Phó Bí thư tỉnh đoàn, Chỉ huy Trưởng lực lượng TNXPXDKT Nghệ An cho biết: Chúng tôi đang đưa ra lộ trình và tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi một số chức năng, nhiệm vụ của tổng đội TNXP; chuyển đổi một số mô hình tổng đội đã thực hiện xong các dự án  và rà soát lại các dự án đó. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động vẫn gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế và đảm bảo các yếu tố như: liên doanh liên kết, cổ phần hóa, sáp nhập vào các công ty lớn hoặc thành lập công ty TNHH 2 thành viên để đảm bảo chế độ an sinh xã hội cho các đội viên và lực lượng TNXP XDKT phát triển ngày càng bền vững.

 

Kế tục truyền thống tốt đẹp của lực lượng TNXP, lực lượng TNXP - XDKT  đã trở thành mô hình tiêu biểu của thanh niên Nghệ An và cả n­ước, góp phần cổ vũ, động viên phong trào thi đua tình nguyện, tạo niềm tin cho thanh niên mạnh dạn đầu tư lập thân, lập nghiệp ngay trên quê hư­ơng mình. Quan tâm giải quyết tốt chế độ chính sách cho lực lượng này sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại những vùng kinh tế mới và là đòn bẩy kích thích thế hệ trẻ hăng hái tham gia các dự án phát triển kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh.

 

(Kim Hoa - Trung Thảo)