Đê Nam Trung bị lấn chiếm nghiêm trọng
Nam Trung là xã có chiều dài đê Nam Trung đi qua nhiều nhất, hiện toàn xã đang có hơn 300 hộ gia đình sinh sống ở mép đê và trên thân đê. Theo quan sát của phóng viên chúng tôi thì các hộ gia đình này không những xây dựng nhà kiên cố để ở mà ngay cả các công trình phụ cũng được xây dựng ngay ở mặt ngoài của đê. Với sự xâm chiếm thân đê để làm công trình dân sinh sẽ làm ảnh hướng lớn đến kết cấu của đê, sẽ rất nguy hại và có nguy cơ cao vờ đê khi mùa mưa lũ về.
Người dân làm nhà ở ngay trên mặt đê |
Cũng như Nam Trung, xã Khánh Sơn có 30 hộ dân làm nhà sinh sống ở ngoài mép đê Nam Trung. Ngoài nhà ở, công trình phụ được xây dựng thì người dân ở đây còn mở các dịch vụ kinh doanh sản xất như làm xưởng mộc, xưởng cưa và để nguyên vật liệu trên thân đê. Khi được hỏi về sự nguy hiểm, cũng như đảm bảo an toàn cho đê ông Phạm Văn Đước – phó chủ tịch UBND xã Khánh Sơn thừa nhận, biết là nguy hiểm cho dân, mất an toàn cho đê khi có mưa lũ nhưng muốn di dời dân thì không có kinh phí, quĩ đất tại định cư đành chịu và chờ.
Đê Nam Trung đoạn qua xã Khánh Sơn |
Trao đổi với ông Đinh Xuân Quế - phó chủ tịch UBND huyện Nam Đàn, ông Quế cho biết, hiện nay các hộ dân nằm trong hành lang đê rõ ràng là vi phạm, là nguy hiểm nhưng huyện chưa có kinh phí để di dời. Vả lại, nếu có di dời chắc gì người dân đã chấp nhận!!!
Với sự quan tâm chưa đúng mực đối với người dân cũng như vấn đề an toàn đê điều trong công tác phòng chống lụt bão như ý kiến của ông phó chủ tịch UBND huyện Nam Đàn thì người dân ở đây còn phải đối mặt với nguy hiểm lâu dài. Hàng nghìn hộ dân nằm trong đê còn phải nơm nớp khi mùa mưa lũ về, khi con đê Nam Trung đang oằn mình với những công trình dân sinh.
Nhà dân ở ngay thân đê tiềm ẩn nhiều nguy cơ |
Đê Nam Trung là tuyến đế quan trọng bảo vệ cho hàng ngàn hộ dân của 5 xã nằm trong đê, chính vì vậy, huyện Nam Đàn và các cấp ngành liên quan cần quan tâm, xem xét để có phương án bảo vệ an toàn cho tuyến đê.
(Trần Minh)