Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với nhu cầu lao động
Đó là yêu cầu của đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án 5222 về đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm và phát triển Tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề, giai đoạn 2016 - 2020, do UBND tỉnh tổ chức chiều nay (29/5).
Sau 2 năm thực hiện Đề án 5222, mặc dù nguồn kinh phí chỉ trên 13 tỷ đồng, nhưng Nghệ An đã có gần 9.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề; xây dựng thêm 14 làng nghề, đưa tổng số làng nghề toàn tỉnh lên 153 làng.
Nghệ An có gần 9.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề sau 2 năm thực hiện Đề án 5222. |
Hội nghị đã chỉ ra những hạn chế tồn tại và nhiều ý kiến cho rằng nguồn lực đầu tư cho dạy nghề, cho các trường nghề, công ty vẫn còn thấp so với yêu cầu; cơ chế chính sách cho công tác đào tạo nghề, phục vụ phát triển nghề ở nông thôn, xây dựng làng nghề, làng có nghề chưa đủ mạnh. Đặc biệt, vấn đề tiêu thụ sản phẩm cần có các giải pháp trong liên kết với các doanh nghiệp.
Toàn cảnh hội nghị. |
Để thực hiện tốt hơn Đề án 5222, đồng chí Đinh Viết Hồng yêu cầu các Sở, ngành, các tổ chức chính trị, liên minh hợp tác xã, UBND các huyện cần tập trung công tác đào tạo nghề, truyền nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và xây dựng Nông thôn mới; Sở Tài chính tham mưu bố trí hàng năm kinh phí đúng, đủ theo đề án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng phát biểu kết luận tại hội nghị. |
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng yêu cầu các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề, các Trung tâm dạy nghề cần phải nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được thêm 30 làng nghề./.
Thanh Hà - Quốc Toàn