Sự kiện - vấn đề nổi bật trong tuần
Bình ổn giá phải có chất lượng và chiều sâu.
Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về nhóm giải pháp bình ổn giá đề cao vào chất lượng và có chiều sâu |
Tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011 là những giải pháp kịp thời và cần thiết được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 11/ NQ-CP của Chính phủ. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Nghị quyết mang thông điệp rõ ràng, tư tưởng dứt khoát, nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, xác định rõ yêu cầu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có nhiều chỉ tiêu điều chỉnh cao so với trước đây. Việc ban hành Nghị quyết thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời và quyết tâm cao của Chính phủ trong điều hành kinh tế xã hội.
2 tháng đầu năm, tình hình kinh tế của cả nước gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc huy động mọi nguồn lực cho kiềm chế lạm phát, duy trì sản xuất, tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội cần phải tập trung quyết liệt. Để thực hiện được điều này, cả hệ thống chính trị cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm cao. Xác định rõ: Không phải cứ bỏ tiền ra là giảm được chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mà một trong những vấn đề quan trọng là thực hiện bình ổn giá một cách chất lượng và có chiều sâu. Chính vì vậy, nhiều địa phương đã tập trung tổ chức triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về 6 nhóm giải pháp chủ yếu; kiên quyết không thông qua những dự án đầu tư không khả thi, chưa cần thiết mà chỉ tập trung thực hiện triệt để những dự án, công trình đang xây dựng dở dang để hoàn tất trong năm 2011.
Cùng với đó là hướng dẫn các đơn vị tiết kiệm 10% chi tiêu từ nguồn ngân sách; giảm mua sắm những tài sản chưa cần thiết; giảm hội họp; tổ chức kiểm tra, rà soát để đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Chung tay cùng Chính phủ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng cấp bách hiện nay của các ngành, các địa phương
Thách thức của DN trước cơn bão giá.
DN lo sợ thiếu điện hơn là tăng giá điện |
Vừa mới có quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD, sáng ngày 24/2, xăng dầu tăng giá và tới đây, từ 1/3, Chính phủ lại có quyết định tăng giá điện. Đây thực sự là những thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chỉ trong vòng một tháng, sự biến động điều chỉnh về tỷ giá USD, giá xăng dầu, tới đây ngành điện là ngành công nghiệp huyết mạch cũng đã có quyết định tăng giá bán điện. Trước những thách thức đó, mỗi doanh nghiệp đều có cách ứng phó của riêng mình trong thời buổi "bão giá" để đảm bảo lợi nhuận và việc làm cho người lao động.
Có một thực tế hiện nay đó là các doanh nghiệp sản xuất sợ thiếu điện hơn cả sợ tăng giá điện. Bởi nếu tăng giá điện thì doanh nghiệp sẽ cố gắng tiết kiệm mọi chi phí để ổn định giá thành sản phẩm, hoặc không để giá thành sản phẩm tăng quá cao. Tuy nhiên, theo dự báo thì năm 2011 này, ngành điện vẫn chưa thể cân đối giữa cung và cầu, nghĩa là sẽ xẩy ra tình trạng thiếu điện và cắt điện luân phiên. Điều này sẽ là một khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ. Duy trì sản xuất, cạnh tranh, điều chỉnh lương cho công nhân phù hợp với mặt bằng chung trong thời kỳ "bão giá" đang là thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với tăng tỷ giá đồng USD, lãi suất vốn vay ngân hàng, tăng giá xăng dầu làm cho chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm tăng lên, việc tăng giá điện tới đây lại tăng thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một phương án sản xuất thật hợp lý, để duy trì sản xuất, sử dụng điện tiết kiệm triệt để và tích cực đầu tư để có công nghệ dây chuyền sản xuất tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu để sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Và nông dân trước thách thức của thiên tai.
Thiên tai liên tiếp nhưng người nông dân vẫn hy vọng: Đất không phụ công người |
Khác với mọi năm, sản xuất vụ Đông Xuân thường khép kín vào khoảng cuối tháng 1 và chậm nhất là vào giữa tháng 2. Thế nhưng năm nay, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đầu vụ rét đậm, rét hại kéo dài đã khiến cho tiến độ sản xuất vụ Xuân bị muộn gần nửa tháng. Đến thời điểm này, tuy hầu hết các địa phương trong tỉnh cơ bản khép kín diện tích cây trồng vụ Xuân với hơn 85.000ha lúa, 23.000ha lạc và gần 11.000ha ngô. Nhưng vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp, các địa phương và người nông dân là phải chăm sóc các loại cây trồng như thế nào để vừa đảm bảo cây trồng phát triển tốt lại vừa đảm bảo thu hoạch đạt năng suất cao mà vẫn kịp thời vụ. Bởi thường thì thu hoạch cây trồng vụ Đông Xuân đến đâu nông dân phải kịp thời sản xuất vụ hè thu đến đó mới né tránh được thiên tai. Còn nhớ vụ hè thu năm ngoái, do nắng hạn kéo dài, sản xuất vụ hè thu đã bị chậm hơn so với thời vụ. Vậy mà khi hết nắng hạn thì thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tiếp khiến cho cây trồng vụ Đông mất trắng hết lần này đến lượt khác. Khắc phục vụ Đông chậm nên bước vào sản xuất vụ Xuân năm nay cũng chậm hơn so với mọi năm. Một mặt là do thời tiết khắc nghiệt đầu vụ trong khi trên một số diện tích đất màu, cây ngô Đông vẫn chưa thể thu hoạch.
Vẫn biết, sản xuất nông nghiệp ở Việt
(Nguyễn Vân - An Duyên)