Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Tháo "điểm nghẽn" cho tái cơ cấu Nông nghiệp

18:04, 10/12/2018

Bởi chưa có cơ chế đủ mạnh để thu hút các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nên các sản phẩm nông nghiệp luôn trong tình trạng bấp bênh. Bên cạnh đó, HTX - cầu nối nông dân với KHKT và các Doanh nghiệp lại hoạt động mang tình hình thức. Theo các đại biểu thảo luận tại tổ 8 - kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII: Đó chính là các điểm nghẽn của tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện nay

Tháo "điểm nghẽn" cho tái cơ cấu Nông nghiệp:

Đại biểu Phan Văn Tuyên - Chủ tịch huyện Yên Thành bày tỏ lo lắng khi nhiều diện tích đất bỏ không trong vụ Đông. Ông lý giải: Nông dân nhìn vào thực tế, nếu có lợi thì mới làm. Tại huyện Yên Thành, mấy năm gần đây, chỉ một số xã vùng sản xuất được ngô và rau màu vụ đông, còn lại bỏ không. Bởi vậy, ông đề nghị, ngành nông  nghiệp cần có cây, con phù hợp để tăng giá trị sử dụng đất vụ Đông.

Đại biểu Phan Văn Tuyên - Chủ tịch huyện Yên Thành bày tỏ lo lắng khi nhiều diện tích đất bỏ không trong vụ Đông
Đại biểu Phan Văn Tuyên bày tỏ lo lắng khi nhiều diện tích đất bỏ không trong vụ Đông

Đại biểu Hoàng Quốc Hào thực sự trăn trở về việc tiêu thụ nông sản cho nông dân. Mặc dù có nhiều chính sách nhưng điệp khúc “được  mùa rớt giá” vẫn diễn ra thường xuyên khiến cho nông dân lao đao, thậm chí trắng tay sau một mùa vụ.

Đại biểu Hoàng Quốc Hào: Mặc dù có nhiều chính sách nhưngđiệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn diễn ra thường xuyên khiến cho nông dân lao đao, thậm chí trắng tay sau một mùa vụ.
Đại biểu Hoàng Quốc Hào: Mặc dù có nhiều chính sách nhưngđiệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn diễn ra thường xuyên khiến cho nông dân lao đao, thậm chí trắng tay sau một mùa vụ.

Trả lời việc bế đầu ra cho nông sản, Ông Nguyễn Tiến Lâm - PGĐ Sở NN&PTNT thừa nhận, bởi chưa có cơ chế đủ mạnh để thu hút các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nên các sản phẩm nông nghiệp luôn trong tình trạng bấp bênh. Bởi vậy, giải quyết việc bao tiêu chuỗi sản phẩm nông nghiệp rất cần bàn tay của Doanh nghiệp nên cần có chính sách rõ ràng để thu hút Doanh nghiệp ở lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Tiến Lâm - PGĐ Sở NN&PTNT thừa nhận, bởi chưa có cơ chế đủ mạnh để thu các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nên các sản phẩm nông nghiệp luôn trong tình trạng bấp bênh.
Ông Nguyễn Tiến Lâm - PGĐ Sở NN&PTNT thừa nhận, bởi chưa có cơ chế đủ mạnh để thu các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nên các sản phẩm nông nghiệp luôn trong tình trạng bấp bênh.

HTX là nơi khâu nối người nông dân với KHCN và DN nhưng hoạt động còn mang tính hình thức, do vậy, đại biểu Phạm Văn Tuyên yêu cầu ngành NN phải tham mưu về cơ chế chính sách cho HTX hoạt động hiệu quả.

Theo Nguyễn Tiến Lâm - PGĐ Sở NN&PTNT: Tất cả vấn đề được đại biểu nêu ra chính là các “điểm nghẽn” của công cuộc tái cơ cấu Nông nghiệp cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tháo gỡ.

Khiếu kiện đất đai vẫn “xoay vòng”

Nhiều bất cập trong xử lí sai phạm đất đại từ cấp xã, huyện đến tỉnh nhưng vẫn chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm các vụ việc. Đại biểu Thái Văn Thành – Phó hiệu trưởng trường ĐH Vinh đặt câu hỏi: Do quy trình quản lý hay năng lực quản lý của cán bộ? Nêu do quy trình thì phải xây dựng lại quy trình. Nếu do năng lực cán bộ thì cần phải thay thế hoặc cho đi đào tạo.

Ông Võ Văn Ngọc - PGĐ Sở TN&MT thừa nhận: Công tác khiếu nại đất đai kéo dài là một thực trạng bởi chính sách đất đai có nhiều bất cập, nó là vấn đề mang tính lịch sử.
Ông Võ Văn Ngọc - PGĐ Sở TN&MT thừa nhận: Công tác khiếu nại đất đai kéo dài là một vấn đề mang tính lịch sử.

Ông Võ Văn Ngọc - PGĐ Sở TN&MT thừa nhận: Công tác khiếu nại đất đai kéo dài là một thực trạng bởi chính sách đất đai có nhiều bất cập, nó là vấn đề mang tính lịch sử.  Còn đối  với vấn đề cấp đất trái thẩm quyền, cần thiết có một hệ thống giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề này.

Nhiều đại biểu thảo luận tại tổ 8 mong muốn tỉnh có nghiên cứu về quy trình xả lũ bởi các huyện miền múi chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ các nhà máy thủy điện. Cùng với đó, có kế hoạch cho việc thoát nước ở TP Vinh, bởi hiện nay, có một nghịch lí, đường càng rộng, ngập càng sâu.

Công nhân ở các KCN: Đời sống khó khăn, môi trường làm việc ô nhiễm:

Theo đại biểu Thái Thị An Chung - Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh: Tiền lương chỉ trả cho công nhân ở các KCN Nghệ An chỉ ở mức lương tối thiểu vùng, trong khi đó, các chế độ chính sách cho công nhân không đảm bảo. Bản thân công nhân không biết dựa vào ai để bảo vệ quyền lợi cho mình. Do vậy, cần sớm có tổ chức công đoàn tại DN và KCN trên địa bàn.

đại biểu Thái Thị An Chung: cần sớm có tổ chức công đoàn tại DN và KCN trên địa bàn.
Đại biểu Thái Thị An Chung: cần sớm có tổ chức công đoàn tại DN và KCN trên địa bàn.

Đại biểu Thái Văn Thành cũng nêu thực trạng về công tác XKLĐ: người hết hạn không về nước đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh con người Nghệ An. Mặc dù đã làm tốt công tác đào tạo trước khi xuất khẩu nhưng trên thực tế, tỉnh ta vẫn chưa có được sự ràng buộc giữa cá nhân và các tổ chức. Do vậy, tỉnh cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong đào tạo và sử dụng người lao động.

“Hồn nhiên” bán bào thai.

Hoạt động mua bán người diễn ra khá nhiều trong thời gian khá dài tại các huyện biên giới. Nhưng gần đây, có tỉnh trạng mua bán bào thai, chỉ riêng xã Hữu Kiện – huyện Kỳ Sơn đã phát hiện hơn 20 trường hợp. Điều này không chỉ trái với thuần phong mỹ tục và còn là một hành vi phạm tội. Điều cảnh báo: Một số sản phụ chấp nhận bán bào thai một cách hồn nhiên, và không hề ý thức được đó là vi phạm pháp luật – đại biểu Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (huyện Nghĩa Đàn) nói.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ 8
Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ 8

Quá nhiều giấy mời nên họp “chiếu lệ”

Trong phiên thảo luận tại tổ 8, kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh lần thứ XVII, đại biểu Hoàng Quốc Hào (Giám đốc Sở Tư pháp) và đại biểu Lê Bá Hùng (Giám đốc Sở TT&TT) đã nêu thực trạng quá tải hội họp ở các sở ngành bằng những dẫn chứng cụ thể. Theo đại biểu Lê Bá Hùng, mặc dù tỉnh đã có đề án giảm hội họp nhưng số lượng giấy mời họp mà chính đại biểu này nhận được cách đây 10 năm cũng bằng bây giờ, với khoảng 500 giấy mời họp mỗi năm, chưa kể đến các cuộc họp trực tuyến. Và đại biểu Lê Bá Hùng cho rằng: chúng ta đang thất bại trong việc thực hiện giảm họp.

Đại biểu Lê Bá Hùng: mặc dù tỉnh đã có đề án giảm hội họp nhưng số lượng giấy mời họp mà chính đại biểu này nhận được cách đây 10 năm cũng bằng bây giờ, với khoảng 500 giấy mời họp mỗi năm, chưa kể đến các cuộc họp trực tuyến
Đại biểu Lê Bá Hùng: mặc dù tỉnh đã có đề án giảm hội họp nhưng số lượng giấy mời họp mà chính đại biểu này nhận được cách đây 10 năm cũng bằng bây giờ, với khoảng 500 giấy mời họp mỗi năm, chưa kể đến các cuộc họp trực tuyến

Đại biểu Hoàng Quốc Hào có ngày nhận được  5-7 giấy mời họp, giấy mời nào cũng ghi rõ: Quan trọng, yêu cầu lãnh đạo Sở dự họp. Do vậy, dự họp “chiếu lệ” là điều không thể tránh khỏi.

Bởi vậy giảm số lượng cuộc họp và nâng cao chất lượng các cuộc họp là mong muốn của các địa phương, các ngành. Thay vào đó là chuyển họp thành làm việc với nội dung cụ thể, liên quan trực triếp đến trách nhiệm của ngành nào, địa phương nào, đó sẽ là đối tượng dự họp. Đó sẽ là một bước tiến trong công tác Cải cách hành chính và thực thi Chính phủ điện tử.

Tại tổ 8, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về chất lượng giải quyết các kiến nghị của cử tri. Theo báo cáo, 100% kiến nghị được trả lời nhưng việc giải quyết các kiến nghị này như thế nào cần phải bàn; Tín dụng đen hoành hành ở nông thôn; Việc giải quyết giáo viên dôi dư và cần bổ sung cơ chế hỗ trợ cho các huyện về đích NTM.

Lê Trang