Tình trạng bội chi quỹ bảo hiểm y tế, bất cập trong sáp nhập địa phương, cơ quan đơn vị
Chiều nay (10/12), kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 bước vào phiên thảo luận tổ về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018, nhiệm vụ năm 2019; các tờ trình dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp và một số nội dung quan trọng khác. Tại tổ 7, đại biểu Nguyễn Như Khôi – Giám đốc Đài Phát thanh Tuyền hình Nghệ An điều hành phiên thảo luận.
Tham dự phiên thảo luận tại tổ 7 có các đồng chí: Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Các đại biểu HĐND tỉnh bầu tại các đơn vị: Diễn Châu, Quỳnh Lưu; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 7. |
Thảo luận tại tổ 7, các vị đại biểu HĐND tỉnh đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm năm 2018, nhiệm vụ năm 2019; các dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp. 13 ý kiến phát biểu có trách nhiệm, ghi nhận sự chuyển biến của cơ quan hội đồng và thường trực hội đồng; nhiều ý kiến tập trung về quy hoạch, thực hiện quy hoạch dự án gây lãng phí, dự án đầu tư dàn trải, thiếu vốn và chậm trễ, điều chỉnh một số đánh giá, điều chỉnh về an toàn lao động, sáp nhập xã, xóm, bản, giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri, đầu tư các khu chế biến gắn với tiêu thụ nông sản, bảo hiểm y té, xã hội, ngập lụt cục bộ ở TP Vinh…Đây là những vấn đề thực sự cần được quan tâm.
Đại biểu Hoàng Lân (Diễn Châu) đề nghị tỉnh tiếp tục gỡ rà soát lại các quy hoạch, các dự , các dự án treo ko có khả thi để điều chỉnh lại. Các dự án về kết cấu hạ tầng thu hồi đất còn chậm thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp; Rà soát các nợ đọng trong xây dựng cơ bản, có giải pháp để xử lý nguồn nợ đọng.
Đại biểu Nguyễn Lương Hồng băn khoản về chất lượng, thời gian dạy thêm, học thêm |
Đại biểu Nguyễn Lương Hồng - ĐB huyện Quỳnh Lưu phát biểu: Hiện nay, vấn đề dạy thêm học thêm ko kiểm soát được, vì đây là nhu cầu của người dân và nhu cầu của học sinh. việc các trường dạy thêm buổi chiều 1 tuần 3 buổi, chất lượng giáo viê của các trường không đồng đều. Ngành giáo dục cần nghiên cứu để nâng cao chất lượng của giáo viên. Đại biểu Hồng cũng nêu ý kiến thêm về việc sắp xếp và bàn giao đất các nông lâm trường; quá tải nhà chung cư gây ra cháy nổ, tình trạng ngập cục bộ trên địa bàn thành phố.
Đại biểu Nguyễn Như Khôi (Huyện Quỳnh Lưu) bày tỏ băn khoăn về tình trạng hiện nay Nghệ An đang ở trong tình trạng bội chi quỹ bảo hiểm y tế. Hệ thống phòng khám sản nhi của bệnh viện Sản nhi Nghệ An và tuyến huyện đang có nhiều bất cập, Ông dẫn chứng: ở Bệnh viện sản nhi Nghệ An quy mô 700 giường nhưng đến nay đã kê đến 1.200 có thời điểm 1400 giường 1 lúc. Bên cạnh đó, hệ thống sản nhi ở các huyện còn kém nên bệnh nhân chuyển đi tuyến tỉnh nhiều dẫn đến quá tải. Vấn đề này cần được ưu tiên quan tâm.
Đại biểu Nguyễn Như Khôi bày tỏ băn khoăn về tình trạng hiện nay Nghệ An đang ở trong tình trạng bội chi quỹ bảo hiểm y tế. |
Đại diện sở y tế giải tình thêm về quỹ bảo hiểm y tế: 23 cơ sở khám chữa bệnh đã sử dụng hết 100%, 14 cơ sở dụng dụng hết 15%. Nguyên nhân là: Nghệ An là 1 trong những đơn vị tuyến tính phát triển kỹ thuật cao so với các tỉnh lân cận, các chi phí chung so sánh với các tỉnh xung quanh ta chi ở mức thứ 4 cả nội và ngoại trú. Các kỹ thuật lớn tuyến trung ương triển khai được nên số lượng khám điều trị không phải chuyển tuyến trên cao, ở một số huyện đã triển khai được dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí tương đối nhiều. Sở y tế, Uỷ ban tỉnh và bảo hiểm đã họp để đưa giải pháp đảm bảo quỹ khám cho bệnh nhân trong tháng tới.
Đại diện sở Y tế cho biết thêm về nguyên nhân bội chi quỹ bảo hiểm y tế và tình trạng quá tải tại các bệnh viện. |
Đối với chất lượng khám ở các tuyến huyện, sản nhi còn yếu, gây áp lực cho bệnh viện sản nhi. Khuôn viên chật hẹp, cơ sở cũ xuống cấp nên tình trạng quá tải là có thật. Ngành y tế cũng đang tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ y bác sỹ còn thiếu để có số lượng chuyên khoa tuyến dưới, giảm tuyến trên.
Về vấn đề này, đại diện sở y tế giải tình thêm: 23 cơ sở khám chữa bệnh đã sử dụng hết 100%, 14 cơ sở dụng dụng hết 15%. Nguyên nhân là: Nghệ An là 1 trong những đơn vị tuyến tính phát triển kỹ thuật cao so với các tỉnh lân cận, các chi phí chung so sánh với các tỉnh xung quanh ta chi ở mức thứ 4 cả nội và ngoại trú. Các kỹ thuật lớn tuyến trung ương triển khai được nên số lượng khám điều trị không phải chuyển tuyến trên cao, ở một số huyện đã triển khai được dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí tương đối nhiều. Sở y tế, Uỷ ban tỉnh và bảo hiểm đã họp để đưa giải pháp đảm bảo quỹ khám cho bệnh nhân trong tháng tới. Đối với chất lượng khám ở các tuyến huyện, sản nhi còn yếu, gây áp lực cho bệnh viện sản nhi. Khuôn viên chật hẹp, cơ sở cũ xuống cấp nên tình trạng quá tải là có thật. Ngành y tế cũng đang tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ y bác sỹ còn thiếu để có số lượng chuyên khoa tuyến dưới, giảm tuyến trên.
Một vấn đề cũng được đại biểu Nguyễn Như Khôi nêu ra đó là : Vấn đề sáp nhập xóm, bản và xã không hề đơn giản. Theo quy mô có thể có 3-4 xóm sáp nhập lại thành 1 xóm, sẽ đặt ra vấn đề: sự lãng phí của các thiết chế văn hóa khi chúng ta đã xây dựng xong trong nông thôn mới, khi nhập lại đâu sẽ là trung tâm, đâu là xóm trung tâm? Các xóm còn lại có lãng phí không? Quy mô của 1 xóm lại không đáp ứng đủ sinh hoạt cho 3 xóm khi sáp nhập, chưa kể đến công tác nhân sự, cán bộ.
ông Trần Quốc Chung – Phó Giám đốc sở Nội vụ giải trình thêm một số vấn đề liên quan đến ngành đó là vấn đề sáp nhập huyện, xã, bản, cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, thực hiện nghị quyết TW6, hiện nay Nghệ An cũng đang tiến hành. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính, sự nghiệp, từ đầu năm, sở nội vụ đã triển khai theo chỉ đạo của Trung ương đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. |
Về vấn đề này, ông Trần Quốc Chung – Phó Giám đốc sở Nội vụ giải trình thêm một số vấn đề liên quan đến ngành đó là vấn đề sáp nhập huyện, xã, bản, cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, thực hiện nghị quyết TW6, hiện nay Nghệ An cũng đang tiến hành. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính, sự nghiệp, từ đầu năm, sở nội vụ đã triển khai theo chỉ đạo của Trung ương đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện chúng ta đang ở bước sáp nhập một số phòng, ban trên địa bàn như: Đài TT-TH vào phòng văn hóa (Cửa Lò, Đô Lương…); giải thể phòng dân tộc, nhập vào phòng lao động, 1 số huyện xây dựng đề án được tỉnh phê duyệt; sáp nhập 1 số đơn vị sự nghiệp của tỉnh đóng trên địa bàn huyện giao về cho huyện quản lý: trạm bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, trạm thú y hợp nhất thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Sáp nhập TTGDTX và TT dạy nghề các huyện cơ bản đã làm xong. Việc sáp nhập xóm, xã, bản, Sở Nội vụ hướng dẫn các huyện lên phương án rà soát lại số liệu đề từ đó có số liệu phù hợp, trong nhiều tiêu chí, cần có 2 tiêu chí là diện tích và dân số. Như ở tỉnh Nghệ An thừa cả diện tích và dân số nên không nhập vởi tỉnh nào, về các huyện, thành phố thị xã cần phải sáp nhập nếu tính cả diện tích và dân số. Ngay cả TP Vinh cũng thiếu tiêu chuẩn về diện tích. Thanh Chương, yên Thành, Quỳ Hợp đáp ứng được cả diện tích và dân số, cón 18 đơn vị phải tổ chức sáp nhập. Như Tương Dương diện tích lớn nhưng dân số không đủ. Quan điểm của tỉnh là không sáp nhập vội vàng, trên cơ sở thiếu dưới 50% cả 2 tiêu chí diện tích và dân số từ này đến 2021 thì địa bàn cấp huyện có 1 đơn vị đó là Thị xã Cửa Lò; còn cấp xã hiện nay có 22 xã thiếu cả 2 tiêu chí. Lộ trình từ nay đến 2021, Nghệ An sẽ tiến hành sáp nhập 22 xã. Tuy nhiên quan điểm của tỉnh là thận trọng, xét sự phù hơp từng địa phương, thời điểm để có lộ trình sáp nhập hợp lý. Trước mắt giao về cho các huyện rà soát kỹ nên nhập như thế nào, tính toán kỹ về mặt các cơ sở vật chất vừa thừa vừa thiếu, đội ngũ cán bộ cũng cần tính toán đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cao nhất.
Đại biểu Nguyễn Tử Phương nêu ý kiến về chế độ chính sách ở các doanh nghiệp đang còn hạn chế; vẫn còn xảy ra tình trạng đình công ở một số khu công nghiệp. Thực hiện chế độ lao động cho công nhân.
Đại biểu Nguyễn Tử Phương phát biểu tại phiên thảo luận tổ. |
Đại biểu Thu (Quỳnh Lưu) nhấn mạnh về bất cập trong hiệu quả các dự án đầu tư. Hiện nay, tỉnh Nghệ An thu hồi 146 dự án triển khai chậm hoặc ko triển khai; đào tạo nghề giải quyết việc làm nhưng trên thực tế công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu. Lao động Nghệ An vẫn phải đi ra nhiều tỉnh hoặc nước ngoài để lao động. Tình trạng lao động đi không chính ngạch nhiều, rủi ro lớn. Thực hiện các thủ tục cải cách hành chính, một số nội dung đã triển khai nhưng chậm; sáp nhập 1 số cơ quan đơn vị , cần phải đẩy nhanh, cần có cơ chế cho công tác cán bộ, sáp nhập thôn, xóm. Đề nghị hội đồng quan tâm giải quyết kiến nghị cử tri kịp thời.
Về lĩnh vực nông nghiệp gắn với sản xuất, chế biến, đại biểu Hoàng Danh Lai (Quỳnh Lưu) cho rằng: Nghệ An là tỉnh tỉ trọng nông nghiệp chiến hơn 22%, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là khâu cần phải quan tâm. Ở các địa phương bắt đầu có tình trạng bỏ hoàng ruộng đất do bất cập: người cần đất thì không có, người không cần đất thì không sử dụng. Hơn nữa, làm sao để tăng hiệu quả trong sản xuất: giống, chăm sóc, thu hoạch tương đối ổn, chế biến, tiêu thụ có vấn đề (nhà máy, hạ tầng, công nghệ); Muốn đột phá về lĩnh vực nông nghiệp cần công nghệ chế biến, như ở Quỳnh Lưu gần như không có nhà máy chế biến. Tỉnh cần có cơ chế đưa chế biến về các huyện, giải quyết nông sản, thủy sản, lâm nghiệp. Như ở Quỳnh Lưu đang cần khu vực chế biến nông sản, rau màu, lúa, thủy sản (thủy sản 2018 chiếm gần 40% sản lượng của tỉnh nhưng nhà máy chế biến không có), huyện có cơ chế nhưng năng lực có hạn. Tỉnh có chính sách rõ về từng huyện theo lợi thế nông sản của từng huyện, đẩy giá trị sản lượng lên.
Ông Nguyễn Đức Cường (ĐB huyện Quỳnh Lưu) thông tin thêm: UBND tỉnh đang rà soát lại về tình hình dạy thêm, học thêm và thu phí. Sau đợt ngập lụt vừa rồi ở TP Vinh xác định nguyên nhân, rà soát, giao sở ngành, TP Vinh tìm các nguyên nhân để giải quyết.
Bà Cao Thị Hiền – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cho biết: Với sự nỗ lực của UBND tỉnh cũng như của các ngành, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực về kinh tế - xã hội. Tỉnh ủy, ủy ban cũng rất tích cực trong việc chỉ đạo cải cách hành chính ở 7 đơn vị điểm, tạo sự thúc đẩy chung. |
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, bà Cao Thị Hiền – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cho biết: Với sự nỗ lực của UBND tỉnh cũng như của các ngành, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực về kinh tế - xã hội. Tỉnh ủy, ủy ban cũng rất tích cực trong việc chỉ đạo cải cách hành chính ở 7 đơn vị điểm, tạo sự thúc đẩy chung. Việc giải quyết kiến nghị cử tri: mỗi kỳ hợp trước trong và sau rất nhiều ý kiến của cử tri tham gia, những vấn đề thuộc về trách nhiệm thì giải quyết đến cùng, còn về những vấn đề liên quan nguồn lực thì cần có lộ trình. Các ban của HĐND tỉnh cũng ra soát kỹ việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Đối vớ các công trình dở dang, cái thiếu của chúng ta là nguồn lực, vì vậy cần rà soát tổng mức đầu tư dự án, chọn điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Nhóm PV