Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Làng Mó

08:54, 05/07/2010
Làng Mó là một làng thuần dân tộc Thổ của xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An.

 

 

   
   

Người Thổ rất coi trọng nơi ăn, chốn ở. Nhà ở truyền thống là loại nhà sàn được che xung quanh bằng liếp nứa hoặc gỗ. Ơ' một số vùng, nhà lại được làm theo kiểu cột ngoóm. Ngày trước, nhà sàn dân tộc Thổ gần giống nhà sàn người Mường vùng Tây Bắc, Việt Bắc hoặc nhà đất lợp tranh. Tuy nhiên, hiện nay, đa số nhà ở của người Thổ làng Mó đã được xây dựng như nhà của người Kinh. Cấu trúc, cách bài trí nhà cửa truyền thống xa xưa của dân tộc Thổ chỉ một số cụ còn nhớ được.

 

Đời sống của đồng bào dân tộc Thổ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm nương rẫy, trồng lúa nước và chăn nuôi. Công cụ sản xuất điển hình là chiếc “cày nại” (cần nọn). Ngoài ra còn có chiếc gậy chọc lỗ tra hạt gọi là “cần nón”, “tắm rói”. Đây là công cụ cơ bản của phương thức canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, hiện nay, bà con đã dùng thêm những phương tiện hiện đại hơn để phục vụ sản xuất.

 

Ngoài chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp, người Thổ còn rất giỏi săn bắn và đánh bắt cá. Các dụng cụ đánh bắt đặc trưng khá đa dạng như chài lưới, đăng, xúc... được xem là nghề cổ truyền. Đặc biệt, tất cả các dụng cụ đều được làm bằng  thủ công. Ngày nay, ở Làng Mó, người Thổ vẫn có tập quán truyền thống trồng cây gai trong vườn nhà. Đâylà thứ cây lấy sợi có thể dùng để dệt vải, nhưng đối với người Thổ, sợi gai được dùng để đan lưới, đan vừng... Đặc biệt, phụ nữ Thổ rất khéo tay trong việc đan sợi gai thành các loại sản phẩm, dụng cụ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

 

Người Thổ ở làng Mó không có tập quán trồng bông dệt vải… Quần áo của họ thường mua bán trao đổi với người Thái và người Kinh, do vậy y phục không đồng nhất. Ngày xưa, đàn ông Thổ mặc giống người Kinh với chiếc quần trắng cạp vấn, áo dài lương đen và đầu đội khăn nhiễu tím. Nhưng nay, trong các dịp lễ Tết, quần áo nam giới thường là đồ lụa màu nâu, riêng thầy cúng, thầy mo thì may màu đỏ.

 

Pụ nữ thì có sự biệt hơn, có người mặc váy Thái, có người mặc váy Thổ. Váy bằng vải sợi bông nhuộm chàm, có kẻ sọc ngang, khi mặc những đường sọc đó tạo thành vũng tròn quanh thân. Áo cánh màu trắng hoặc màu xanh, ngắn, cổ viền, tay hẹp như áo cánh người Việt. Phụ nữ Thổ đều đội khăn vuông trắng giống như người Mường. Khăn vừa là trang phục làm đẹp cho chị em lại vừa như chiếc mũ đội đầu che sương, che nắng khi họ đi làm nương, làm ruộng.

 

Cũng như các dân tộc sống ở Miền Tây Nghệ An, mang dấu ấn của sự cộng cư nhiều thành phần sắc tộc, người Thổ làng Mó thờ thần. Trong làng xưa kia vốn có 1 ngôi đình rất to thờ cúng quanh năm các vị thành hoàng làng và thượng đẳng thần Cao Sơn Cao Các - 1 viên tướng của vua Lê Lợi. Đình làng Mó nay không còn do hoả hoạn, nhưng trên nền đất cũ, bà con làng Mó đó xây dựng 1 ngôi đền nhỏ để hương khói thờ phụng. Hiện, các cụ cao niên vẫn còn giữ được hai sắc phong thời Khải Định và Duy Tân ghi nhận công lao của tướng Cao Sơn Cao Các và nhân dân làng Mó với đất nước trong chống giặc ngoại xâm.

 

Quan niệm của đồng bào cho rằng, vạn vật đều có linh hồn. Trong các dịp mừng nhà mới, cưới hỏi, ma chay... người Thổ thường hay làm mâm cúng vía. Thường trong các buổi cúng, thầy cúng dùng tiếng Cuối, tiếng Thổ để khấn, xin các thần linh chứng giám phù hộ cho gia chủ gặp nhiều may mắn... Nhiều công đọan trong tập tục xưa cũng đó được giản lược bớt cho phù hợp với cuộc sống hiện nay.

 

Cũng như nhiều dân tộc khác trong đại gia đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Thổ ở làng Mó có nhiều truyền thuyết, chuyện cổ tích mang đậm dấu ấn dân tộc mình được lưu truyền qua các thế hệ theo lối “kể đắng” như: Chuyện chàng Pôông Hương ả nàng Xờm, Chiềng chày bảng đai - truyền thuyết về Cả Nai, Tụốc xa voọc ( truyền thuyết về con khỉ)…

 

Bên cạnh đó, người Thổ làng Mó đến nay vẫn còn giữ và phổ biến nhiều làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo mang đậm dấu ấn đặc trưng như Đu đu điềng điềng, Ên ên - Ạc ạc, hát Thuôm, hát ghẹo, múa sạp, múa nón… Đặc biệt trong các dịp lễ hội, trai gái và cả người già trong làng đều say sưa hát đối đáp giao duyên rất vui vẻ...

 

Cùng với những nhạc cụ có ở nhiều dân tộc khác như sáo, chiêng, trống, kèn người Thổ còn cú những nhạc cụ riêng của dân tộc mình như cây đàn Thổ, đàn tập tính, tập tang, ống bục bục… Đặc biệt, phải kể đến cây đàn Tính tang - loại đàn được làm từ một ống tre có hai dây bằng chính thanh cật tre tước ra và căng ngay trên phần mặt có cữ tăng giảm âm vực, sử dụng bằng cách dùng một thanh tre nhỏ gừ lờn, cho âm thanh rất hay.

 

 

Ngày nay, các tục lễ của người Thổ chỉ lưu giữ những gì cơ bản và tốt nhất, còn phong tục lạc hậu, tốn kém được thu gọn lại rất nhiều để ngày càng phù hợp với đời sống mới, nếp văn hoá mới. Tuy nhiên, sự đan xen, và sự giao lưu với các dân tộc khác đang đồng hóa dần bản sắc của người Thổ Làng Mó. Vỡ vậy các loại nhạc cụ cũng đang bị mai một dần, nhiều phong tục tập quán, các tác phẩm văn học dân gian đang dần bị quên lãng, nhất là ở thế hệ trẻ.

 

Đồng bào Thổ sống cận cư với đồng bào Thái nên đời sống sinh hoạt, văn hóa vật thể, phi vật thể đều bị “Thái hóa” sâu sắc. Việc giữ gìn bản sắc riêng là rất quan trọng nên ngoài trách nhiệm, nghĩa vụ của ngành văn hoá, sự quan tâm của chính quyền địa phương… thì cần rất nhiều sự ủng hộ và trí tuệ, tâm huyết của đồng bào…

 

Trong cụng cuộc xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hôm nay, đồng bào Thổ làng Mó đang cùng đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no và gìn giữ, phát huy các trị văn hoá độc đáo.

(Việt Anh)