Niềm tin công lý
Đồng chí Trần Hồng Châu- Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ trao bức trướng cho lãnh đạo Viện KSND Nghệ An nhân Lễ kỷ niệm 50 ngày thành lập ngành. (Ảnh: Báo Nghệ An
|
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, cán bộ ngành kiểm sát đã nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện kiệm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước. Đối với Đảng bộ và nhân dân Nghệ An, Viện kiểm sát là địa chỉ của niềm tin, là nơi công lý sáng soi, lòng dân thấu tỏ.
Giữa những năm 1960, khi miền Bắc nước ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà, ngày 27 tháng 7 năm 1960, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Luật tổ chức Kiểm sát nhân dân - đánh dấu sự ra đời của cơ quan thực hiện chức năng “thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” của Nhà nước Việt
Ngay sau khi Viện KSND tối cao được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1960, Viện trưởng viện KSND tối cao đã ban hành quyết định thành lập VKSND các cấp. Và Viện KSND tỉnh Nghệ An cũng đã ra đời trong thời kỳ này.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, VKSDN Nghệ An gặp phải không ít khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, số lượng cán bộ vừa yếu vừa thiếu, nguồn cán bộ của ngành chủ yếu được luân chuyển từ các cơ quan Đảng, đoàn thể, công an, bộ đội, thanh niên xung phong... Vượt qua những khó khăn ban đầu ấy, ngành kiểm sát Nghệ An đã bám sát phương châm “khẩn trương, linh hoạt và vững chắc”, vừa hoạt động vừa xây dựng, củng cố và phát triển. Cùng với ngành kiểm sát cả nước, viện KSND Nghệ An đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, phục vụ các công tác lớn của Đảng và Chính phủ như: Hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và cải cách dân chủ; làm tốt công tác chống tham ô, lãng phí, bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ trị an xã hội.
Những năm 1965 - 1975, trong bối cảnh đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiệm vụ công tác kiểm sát cũng có sự chuyển hướng phù hợp với tình hình thời chiến. Viện KS Nghệ An đã bám sát tình hình chính trị của địa phương, triển khai công tác kiểm sát hàng năm đúng trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế XHCN, hoàn thành thắng lợi kế hoạch của Nhà nước và nhiệm vụ của ngành. Hoạt động kiểm sát đã có tác động lớn trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, được các cấp uỷ Đảng ghi nhận. Các ngành chủ quản đã dựa vào ngành kiểm sát để hỗ trợ công tác cho ngành mình. Điều này thể hiện vai trò của ngành kiểm sát trong công cuộc đấu tranh giữ gìn trật tự trị an, góp phần củng cố và bảo vệ hậu phương vững chắc, chi viện giải phóng miền
Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, ngành kiểm sát đã có những đóng góp lớn phục vụ 3 chương trình kinh tế của Nhà nước, phục vụ quan hệ sản xuất XHCN và chế độ quản lý kinh tế XHCN trong các khâu sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng, thu mua sản phẩm, lưu thông phân phối; xử lý nghiêm minh kịp thời cán bộ lợi dụng sơ hở của chính sách để trục lợi, bọn gian thương phá rối thị trường, bọn đầu cơ buôn lậu; giữ vững trật tự xã hội, trấn át kịp thời các hoạt động xâm phạm đến lợi ích, an ninh chế độ, trừng trị bọn gián điệp phản động, các ổ nhóm trộm cắp, cướp của giết người và các tội phạm khác.
Mặc dù phải hoạt động trong điều kiện đầy khó khăn như công tác tổ chức biên chế cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức bộ máy còn bộc lộ nhiều hạn chế nhưng ngành kiểm sát Nghệ Tĩnh đã từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, cùng cả nước đi lên CNXH. Trong giai đoạn này, năm 1981, Viện KSND tỉnh Nghệ Tĩnh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba, năm 1984 được tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì và cờ luân lưu của Hội đồng bộ trưởng.
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Từ đây, nước Việt
Hoạt động của ngành kiểm sát trong giai đoạn này là đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình hình vi phạm, tội phạm trên các mặt trận kinh tế, trị an, an ninh. Trọng tâm là bảo vệ cơ chế quản lý kinh tế mới XHCN, đẩy mạnh công cuộc đổi mới nhằm tạo tiền đề phát triển cho đất nước, cho tỉnh Nghệ An.
Bằng sự nhạy bén, tinh thông về nghiệp vụ, ngành kiểm sát đã sử dụng đồng bộ các phương thức kiểm sát để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các cuộc giám sát tại chỗ, phát hiện nhiều vi phạm lớn, ban hành nhiều bản kháng nghị, kiến nghị với UBND các cấp, các ngành, yêu cầu xử lý bằng biện pháp hình sự, khởi tố dân sự hoặc xử lý kỷ luật hành chính đối với người vi phạm. Hoạt động của ngành kiểm sát đã góp phần chấn chính công tác quản lý, khắc phục những hậu quả xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh, thu hồi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng. Trên cơ sở kháng nghị của Viện kiểm sát hai cấp về các vi phạm phổ biến trên các lĩnh vực kinh tế, trị an, an ninh, thường trực Tỉnh uỷ đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các ngành, các cấp xử lý nghiêm minh những sai phạm đã được ngành kiểm sát phát hiện.
Trong lĩnh vực giải quyết án hình sự, trong vòng 10 năm lại nay,
Trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, VKS hai cấp đã tăng cường công tác kiểm sát thường xuyên, bất thường, định kỳ các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại cải tạo; kiểm sát toàn diện công tác bắt, giam, giữ và xử lý tang vật tại cơ quan công an tỉnh, huyện. Trong quá trình này, kiểm sát viên đã phát hiện được những vi phạm như lợi dụng bắt khẩn cấp, bắt, giam, giữ không có căn cứ; số tạm giam quá hạn; cơ sở vật chất ở nhiều đơn vị xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu về chế độ giam giữ và ban hành nhiều kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Qua việc chấn chỉnh vi phạm, đến năm 2008, công tác bắt, giam, giữ đã có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt: việc phân loại, thực hiện chế độ giam, giữ, cải tạo đã được cải thiện, việc bắt, giam, giữ người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng và tình trạng quá hạn tạm giam đã được khắc phục triệt để.
Đối với ngành kiểm sát nhân dân, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp là một hoạt động trên lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của những tổ chức, cá nhân, thậm chí đến cả tính mạng con người. Bởi vậy, tính thận trọng, khách quan là rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi người cán bộ kiểm sát. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đội ngũ những người cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An luôn nêu cao tinh thần chịu khó, hi sinh, vượt qua những trở ngại trong công việc để đem niềm tin công lý về với nhân dân. Đối mặt với thời buổi cơ chế thị trường có nhiều cám dỗ, đặc biệt là sự cám dỗ của đồng tiền, chỉ cần một phút sa ngã về đạo đức và ý chí chiến đấu, hình ảnh những người bảo vệ công lý sẽ mất đi trong lòng nhân dân. Bởi vậy, trong hoạt động nghiệp vụ của mình, từ công tác kiểm sát điều tra ban đầu cho đến việc kiểm sát xét xử, thi hành, đội ngũ những người cán bộ kiểm sát luôn nêu cao tinh thần trung thực. Chính vì thế, trong nhiều năm qua, họ là sợi dây công lý để gắn kết quan hệ giữa các ngành bảo vệ, thực thi pháp luật của Nhà nước với nhân dân.
Nửa thế kỷ qua, kể từ khi mới thành lập, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, ngành kiểm sát tỉnh Nghệ An luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch vững mạnh, có lập trường quan điểm vững vàng, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, góp phần xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với chức năng nhiệm vụ được giao là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, hàng ngày, hàng giờ, cán bộ kiểm sát phải tiếp xúc, giải quyết rất nhiều vụ việc liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, đòi hỏi mỗi cán bộ kiểm sát phải hết sức tỉnh táo, nhạy bén, thận trọng trong giải quyết công việc. Bởi lẽ đó, việc thực hiện lời huấn thị của Bác Hồ để vượt qua khó khăn thử thách, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý là điều kiện tiên quyết để hình thành đạo đức của người cán bộ kiểm sát nhân dân.
Những đóng góp của ngành kiểm sát Nghệ An đã góp phần quan trọng đảm bảo trật tự trị an và an toàn xã hội, đảm bảo trật tự quản lý kinh tế, bảo vệ quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những thành tích đã đạt được, trong giai đoạn đổi mới, ngành kiểm sát tỉnh Nghệ An tiếp tục được tặng thưởng Huân chương độc lập hạng ba của Chủ tịch nước, được nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
50 năm thực hiện lời dạy của Bác, cán bộ ngành kiểm sát đã Nghệ An đã không ngừng lớn mạnh, xây dựng được cho mình bản lĩnh chính trị và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, góp phần tạo ra những thay đổi lớn lao trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghệ An đang vững bước đi lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những người cán bộ ngành kiểm sát nhân dân đang vững tin dưới cờ Đảng để hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, vẫn vang trong tim lời của Bác: cán bộ ngành kiểm sát phải “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
(Ngọc Dũng