Bốn yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của hoạt động Hội nhà báo Nghệ An
Hội Nhà báo Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo, trong 8 nhiệm vụ mà điều lệ của Hội Nhà báo Việt Nam quy định đều không nằm ngoài mục đích là nâng cao chất lượng hoạt động của các tờ báo và cơ quan báo chí: Nhiệm vụ tham gia với cơ quan quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, nhiệm vụ tham gia góp ý kiến với các cơ quan quản lý báo chí trong việc thực hiện quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ báo chí, nhiệm vụ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên- nhà báo trong hoạt động báo chí là những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho các tờ báo ngày càng phát triển. Vì vậy mọi thành công của các cơ quan báo chí đều có sự đóng góp tích cực của Hội Nhà báo và ngược lại mọi thành công của hoạt động Hội đều có sự đóng góp của các cơ quan báo chí. Mối quan hệ biện chứng này thực sự có hiệu quả mỗi khi cả hai bên đều làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Vì vậy “Sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của hoạt động Hội” từ thực tế của Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An trong nhiệm kỳ vừa qua, tôi xin được nêu ra 4 bài học sau đây:
Sự phối hợp chặt chẽ phải bắt đầu từ khâu tổ chức Hội.
Trong báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ IX lần này đã nêu rõ bài học kinh nghiệm hết sức sâu sắc rằng, thời gian qua, lãnh đạo Hội các cấp chủ động, sáng tạo, hết lòng vì nhiệm vụ xây dựng Hội. Thường xuyên quan tâm đến nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên. Thường xuyên chăm lo đến việc bồi dưỡng, đào tạo phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên, góp phần tạo sự gắn bó của hội viên với Hội. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan báo chí, tham mưu đề xuất với các cấp có thẩm quyền tạo các nguồn lực cho hoạt động Hội và hoạt động báo chí.
Hiện nay, ở các địa phương trong cả nước, phần lớn Hội nhà báo đã có trụ sở làm việc, văn phòng Hội có đồng chí Chủ tịch, hoặc phó Chủ tịch chuyên trách thường trực để giải quyết cụng việc của Hội, ngoài ra có 2-3 nhân viên làm nhiệm vụ tại văn phòng Hội (có nhiều Hội Nhà báo tỉnh có từ 6-7 cán bộ, nhân viên hoạt động trong các Ban nghiệp vụ). Các đồng chí phó Chủ tịch Hội thường là Giám đốc hoặc phó Giám đốc đài PT.TH, Tổng biên tập, hoặc Phó Tổng biên tập các báo kiêm nhiệm. Những công việc lớn của Hội đều được Hội nghị Ban chấp hành thông qua và triển khai chỉ đạo thực hiện, vì vậy, về mặt tổ chức, các Hội địa phương đó cơ bản xóa được tình trạng “Hội Nhà báo 3 không”. Do đó, tất cả những công việc chung của Hội đều được lãnh đạo các cơ quan báo chí biết và cùng triển khai thực hiện.
Hội Nhà báo Nghệ An hiện nay có 8 cơ quan báo chí địa phương, một cơ quan thường trú tham gia sinh hoạt Hội gồm: Báo Nghệ An, Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, Báo Công an Nghệ An, Báo Lao động Nghệ An, Báo Quân khu 4, Tạp chí Văn hoá Nghệ An, Tạp chí Sông Lam, Tạp chí người làm báo Nghệ An, Thông tấn xã Việt Nam phân xã Nghệ An. Với tổng số 352 hội viên (đứng thứ 3 về số lượng Hội viên, sau thành phố Hồ Chí Minh Và Hà Nội) sinh hoạt tại 7 chi hội và một liên chi hội cơ sở. Ban chấp hành hội có 11 đồng chí (đồng chí Chủ tịch Hội là Giám đốc Đài, một đồng chí Tổng biên tập Báo làm Phó chủ tịch kiêm chức, một đồng chí Phó Chủ tịch chuyên trách Hội, còn 8 đồng chí đều là lãnh đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh) đều được gắn nhiệm vụ thư ký các chi hội, liên chi hội Nhà báo. Như vậy, về cơ cấu tổ chức bộ máy BCH Hội địa phương theo cách này vừa đảm bảo tính chất dân chủ, vừa thuận lợi cho hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ mỗi khi triển khai nhiệm vụ. Ban chấp hành họp bàn nội dung gì, hướng triển khai công việc ra sao đều được lãnh đạo các cơ quan báo chí nắm chắc và điều này là một lợi thế trong việc phối hợp giữa Hội với cơ quan báo chí. Đặc biệt sau các kỳ họp của Ban chấp hành đều có thông báo kết kuận gửi đến các cơ quan báo chí triển khai thực hiện nghiêm túc. Các nhiệm vụ chính trị trong tâm của tỉnh đều được Hội Nhà báo phối hợp chỉ đạo tuyên truyền có hiệu quả.
Lựa chọn được những cán bộ làm công tác hội hăng say, nhiệt tình, tâm huyết.
Trong thực tế của chúng ta hiện nay, người làm công tác Hội, ngoài bộ phận chuyên trách, hầu hết chỉ là kiêm nhiệm mà chủ yếu là làm công tác chuyên môn, vì vậy, nếu chúng ta lựa chọn người tham gia công tác Hội (UV BCH hoặc thư ký các chi hội, liên chi hội) không tâm huyết sẽ khó có hiệu quả như mong muốn. Bởi một thực tế là công tác chuyên môn của báo chí hiện nay đang cuốn hút hàng ngày, người lãnh đạo các cơ quan báo chí ngoài việc hội họp, phải xử lý nhiều công việc của chuyên môn, người trực tiếp làm báo phải chạy theo tính thời sự, định mức tin, bài, nhuận bút, thu hút thông tin quảng cáo, tiền lương và bổ sung cơ sở vật chất thiết bị cho hoạt động chuyờn ngành… nếu không làm tốt nhiệm vụ chuyên môn chính của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp chất lượng, thương hiệu của cơ quan báo chí và đến đời sống của cán bộ phúng viên. Tư tưởng coi công tác Hội chưa làm cũng chẳng sao, và một điều nữa là làm công tác Hội chẳng có thêm quyền lợi gì nhất là lợi ích vật chất. Bởi vậy, người làm công tác Hội thiếu nhiệt tình, hăng say sẽ khó mà hoàn thành tốt nhiệm vụ và sự phối hợp giữa Hội với các cơ quan báo chí sẽ bị lu mờ. Một điều quan trọng là người làm công tác Hội phải luôn nghĩ ra công việc để làm, các công việc được nghĩ đến đều phải có lợi cho tuyên truyền, có lợi cho hội viên ví như tổ chức cho hội viên đi thực tế tuyên truyền về về một trọng điểm kinh tế của tỉnh, tổ chức tọa đàm về sự phối hợp giữa báo chí với doanh nghiệp, hoặc phối hợp với một số địa phương để tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, về văn hóa xã hội và nhất là các cuộc vận động lớn, các sự kiện diễn ra tại địa phương… Hoạt động của Hội đạt hiệu quả, sẽ là cơ sở để các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ hơn với Hội trong mọi mặt hoạt động.
Người làm công tác Hội phải biết lồng ghép các hoạt động chuyên môn với nhiệm vụ công tác Hội.
Liên hoan PTTH là một hoạt động thường niên của Đài PTTH Nghệ An |
Hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan báo chí luôn gắn chặt với nhiệm vụ hoạt động Hội, bởi vậy, trong sinh hoạt nghiệp vụ hàng tháng, hoặc trong các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày của các cơ quan báo chí, đồng chí lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc thư ký các chi hội cần mời lãnh đạo Hội tham gia. Hội có thể giúp mời chuyên gia nói về nghiệp vụ, Hội có thể truyền đạt thêm về những chủ trương, chính sách mới về báo chí, Hội có thể định hướng thêm về công tác tuyên truyền, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp… Biết lồng ghép thêm vai trò của Hội sẽ giúp cho các cơ quan báo chí làm tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời làm nổi bật vai trò của Hội trong các cơ quan báo chí. Tại Liên chi hội Nhà báo Đài PT.TH Nghệ An, hàng năm, đều tổ chức Liên hoan PT.TH. Cứ sau mỗi kỳ liên hoan, Liên chi hội Nhà báo của Đài phối hợp với chuyên môn tổ chức ngay cuộc hội thảo để đánh giá rút kinh nghiệm cho từng tác phẩm báo chí. Bằng phương pháp trao đổi trực tiếp, dễ hiểu, ít tốn kém về kinh phí đã giúp cho hội viên trưởng thành nhanh trong quá trình tác nghiệp của mình. Mặt khác, sự phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hành nghề hợp pháp của hội viên. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong hoạt động báo chí, vì vậy mỗi khi có hội viên thuộc cơ quan báo chí nào trong quá trình tác nghiệp hợp pháp bị các đối tượng xấu đe dọa, hành hung, ngăn cản, thu giữ phương tiện hành nghề, Hội phải phối hợp ngay với cơ quan báo chí đó để cùng với các ngành chức năng điều tra, xử lý. Tại Hội Nhà báo Nghệ An có những vụ việc khi phóng viên truyền hình thực hiện tác nghiệp bị đối tượng xấu đe dọa hành hung được Hội trực tiếp phối hợp với lónh đạo cơ quan kiến nghị ngành chức năng liên quan điều tra và xử lý kịp thời. Những việc làm như vậy làm cho các cơ quan báo chí và hội viên càng thể hiện sự gắn bó, tin tưởng vào tổ chức Hội Nhà báo.
Phải đánh giá đúng nội dung hoạt động của các chi hội, liên chi hội cơ sở.
Bằng sự quan tâm của các cơ quan báo chí tạo điều kiện cho Hội hoạt động và Hội Nhà báo phải là trung tâm tập hợp hội viên và đoàn kết các cơ quan báo chí, đây là mối quan hệ có tính biện chứng sâu sắc.
Để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội với các cơ quan báo chí phải có sự đánh giá đúng thực chất những việc đã làm được chưa làm được của các chi hội nhà báo thuộc các cơ quan báo chí, qua đó để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Mỗi chủ trương, mỗi công việc của Hội sau khi triển khai thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Phải khẳng định một điều là do cơ chế của chúng ta đối với hoạt động của Hội Nhà báo chưa được sửa đổi, nên tình trạng hoạt động chung của nhiều Hội đang gặp không ít khó khăn. Khó khăn về trụ sở làm việc, khó khăn về biên chế, khó khăn về nguồn ngân sách, khó khăn về phương tiện hoạt động… vì vậy, để Hội hoạt động tốt phải có sự tạo điều kiện hỗ trợ từ các cơ quan báo chí. Có sự chia sẻ thông cảm như vậy thì Hội mới có điều kiện hoạt động. Chúng ta khẳng định, Hội Nhà báo là ngôi nhà chung của tất cả nhà báo hội viên. Vậy muốn trở thành ngôi nhà chung trước hết Hội phải là nơi tập hợp được hội viên. Tập hợp có nghĩa ở đây là đoàn kết được toàn thể hội viên, tôn trọng, giúp đỡ hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hành nghề hợp pháp của hội viên. Hội phải làm cho hội viên thấy rõ được vai trò, trách nhiệm của mình, đồng thời mỗi hội viên cũng thấy được nghĩa vụ của mình đối với Hội.
Để đảm bảo cho thành công trong hoạt động công tác Hội ở một Hội cấp tỉnh, trong thực tế còn có nhiều yếu tố quan trọng khác đó là sự quan tâm của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, sự năng động sáng tạo của Ban chấp hành, Ban thường vụ, thường trực Hội… nhưng yếu tố không thể thiếu được đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội với các cơ quan báo chí, không có sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau, không tạo điều kiện thuận lợi để cùng hoạt động chắc chắn hoạt động của Hội sẽ kém hiệu quả. Hội Nhà báo Việt
Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015), hy vọng sẽ có nhiều đổi mới đề ra được nhiều giải pháp quan trọng, thiết thực, tạo bước phát triển toàn diện của Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(TDN)