Bưu điện - Viễn thông Nghệ An, những bước đi bền vững
Bác Hồ đã từng nói: “Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mạng, và chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi”. Chính vì vậy, kể từ ngày thành lập 15/8/1947, lực lượng cán bộ bưu điện cách mạng Nghệ An (thuộc Sở Bưu điện liên khu 4 cũ) đã cùng với cả nước kiên cường bám máy, bám đường, giữ vững mạch máu thông tin liên lạc trong mọi tình huống để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành kháng chiến của Đảng.
Cũng trong hai cuộc kháng chiến gian khổ ấy, công tác vận chuyển công văn, báo chí, thư từ, điện báo, đưa đón bảo vệ cán bộ, bộ đội kể cả cán bộ cao cấp của Đảng cùng thiết bị, vũ khí hàng hoá thuốc men cho chiến trường đó thu được những chiến công to lớn.
Cùng với lực lượng Quân đội, Công an thì Buu điện là ngành có nhiều cán bộ công nhân viên hy sinh nhiều nhất. Toàn ngành có gần 10.000 liệt sỹ và hàng ngàn người bị thương tật do bom đạn, do bị kẻ địch tù đày tra tấn. Đi qua hai cuộc kháng chiến, Bưu điện Nghệ An đã có hơn 500 người được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại, Bưu điện tỉnh được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân.
Bước vào thời kỳ xây dựng Tổ quốc, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang hạch toán kinh doanh, đã mở ra những triển vọng, tạo nên những thuận lợi cho ngành bưu điện, viễn thông Nghệ An phát triển.
Trung tâm giao dịch khách hàng Bưu điện Nghệ An |
Với tư duy quyết tâm đổi mới, bưu điện tỉnh Nghệ An đã nhanh chúng xây dựng các dự án chiến lược phát triển, hiện đại mạng bưu chính, viễn thông, các định mức kinh tế kỹ thuật, lao động, phát huy phong trào lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Khai thác hiệu quả mạng lưới, giai đoạn này đã huy động sức lực, tâm trí của hơn 1.000 CBCNV. Năm 1999, doanh thu tăng gấp 24 lần so với năm 1986, là đơn vị có tốc độ tăng doanh thu cao nhất các Bưu điện tỉnh trong khu vực và nhiều tỉnh trong cả nước; phát triển máy điện thoại từ 800 máy năm 1989 lên 52.000 máy năm 1999, phát hành báo chí tăng gấp 10 lần; xây dựng được 256 điểm Bưu điện Văn hoá xã phục vụ đồng bào nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
Trong điều kiện địa hình phức tạp, đồi núi, đời sống người dân khó khăn, nhưng Bưu điện Nghệ An là đơn vị đi đầu các tỉnh miền Trung và nhiều bưu điện tỉnh trong cả nước về đổi mới kỹ thuật, công nghệ và quy mô phát triển mạng Bưu chính viễn thông. Đến năm 2000 đơn vị đó khai thác, sử dụng đầy đủ các dịch vụ mới như Internet, truyền số liệu, di động, trả lời tự động 108, chuyển phát nhanh… Đặc biệt, từ năm 1989-1999, bưu điện Nghệ An có 660 sáng kiến, làm lợi cho Nhà nước hơn 5 tỉ đồng. Những thành tích đó đó được Nhà nước ghi nhận bằng Danh hiệu Anh hùng LLVTND (năm 1996); danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2000); 09 Huân chương Lao động hạng
Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, để tạo điều kiện cho 2 lĩnh vực này có sự bứt phá trong thời kỳ hội nhập, ngày 1/1/2008, Bưu điện Nghệ An chính thức được chia tách thành hai pháp nhân mới là Bưu điện và Viễn Thông Nghệ An. Đây được xem là tiền đề để ngành Bưu chính Viễn thông tăng tốc.
Bưu điện Nghệ An tại Lễ trao giải Sáng tạo VNPT 2009 |
Bà Trần Thanh Thủy, Giám đốc Bưu điện Nghệ An cho biết, sau khi chia tách, Bưu điện Nghệ An đối mặt với rất nhiều khó khăn. Quân số đông, trình độ hạn chế. Hoạt động chủ yếu là công ích, mạng lưới trải rộng với 11 huyện miền núi cao. Những khó khăn đó khiến bưu điện Nghệ An đứng trước bài toán khó giữa đảm bảo kinh doanh và duy trì tốt hoạt động công ích. Nhằm ổn định tư tưởng cho CBCNV, đồng thời triển khai nhiều biện pháp quản lý, sắp xếp lại lao động, phân phối thu nhập chủ yếu theo hiệu quả công việc, cùng với đổi mới các hoạt động dịch vụ truyền thống, mở thêm các dịch vụ kinh doanh mới, là hướng đi mà Bưu điện Nghệ An chọn để tiến tới mục tiêu cân bằng thu chi vào năm 2013.
Với phương châm nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cùng với nhóm các dịch vụ chuyển phát truyền thống như bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh, dịch vụ tài chính bưu chính của Bưu điện Nghệ An như chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm bưu điện, thu hộ, chi hộ cũng đang được khách hàng đón nhận.
Từ chỗ ỷ lại vào sự bao cấp của tập đoàn, vào thu nhập chính của viễn thông, bưu điện đó phát triển năng động với các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin mới. Đơn vị đó là kênh bán hàng có hiệu quả của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT. Đặc biệt, hệ thống thiết bị hiện đại datapost với công suất 2,5 triệu bưu phẩm/tháng đã và đang giúp đơn vị khẳng định vị trí của mình. DATAPOST được xem như công nghệ chuyển thư tín của thế kỷ 21, đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp thường xuyên chuyển thông tin qua thư tín tới nhiều khách hàng với số lượng lớn và thời gian ngắn, đặc biệt trong các lĩnh vực: viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, điện lực, cấp nước… Hiện nay, bưu điện đang cung cấp dịch vụ cho các VNPT các tỉnh, các Công ty Viễn thông Điện lực, Ngân hàng với sản lượng 1 triệu bưu phẩm/tháng.
Với những nỗ lực đó, sau hơn 2 năm hoạt động độc lập, Bưu điện Nghệ An đó có 525 điểm phục vụ ở hầu hết trung tâm các huyện, thành, thị với bán kính phục vụ bình quân 2,9km/điểm, 85% số xã phường có báo đọc trong ngày, tất cả các bưu cục được online hoá. Năm 2009, doanh thu đạt gần 120 tỷ đồng, phấn đấu doanh thu hàng năm tăng trên 15%. Năm 2008, năm đầu tiên sau khi chia tách, Bưu điện tỉnh đã được nhận Cờ thi đua Xuất sắc toàn diện của Tập đoàn VNPT; năm 2009, Bưu điện Nghệ An là 1 trong 6 Bưu điện của cả nước được nhận Cờ đơn vị dẫn đầu xuất sắc của Chính phủ. Bà Trần Thanh Thuỷ, Giám đốc Bưu điện Nghệ An cho biết, Bưu điện Nghệ An phấn đấu đến năm 2013 sẽ là doanh nghiệp chủ đạo trong cung cấp dịch vụ bưu chính, đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ công ích trên địa bàn, trở thành doanh nghiệp đổi mới, năng động, hiệu quả.
Thực hiện việc chia tách trong điều kiện tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các mạng viễn thông trên thị trường, nhưng với bề dày trên 60 năm xây dựng và phát triển, với uy tín, thương hiệu và sự tín nhiệm của khách hàng, Viễn thông Nghệ An đó liên tục đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh và có những bước đi nhanh, bền vững.
Ngay từ khi mới chia tách, Viễn Thông Nghệ An đã bổ nhiệm cán bộ các trung tâm viễn thông huyện, thị, thành trong toàn tỉnh và phân công cho giám đốc các trung tâm nhiều quyền hạn hoạt động, đồng thời xóa bỏ tư duy bao cấp của các đài viễn thông cũ, tiến hành giao khoán công việc, trả lương, chế độ đãi ngộ theo hiệu quả công việc. Điều này đã tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo hoàn thành tốt nhất phần việc của mình.
Trong điều kiện thị trường viễn thông – công nghệ thông tin ngày càng cạnh tranh quyết liệt, VNPT Nghệ An xác định khách hàng là một trong những mục tiêu cần phải quan tâm nhất, đồng thời quán triệt đến từng CBCNV về công tác chăm sóc khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phân loại đối tượng khách hàng để thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng lớn, khách hàng truyền thống. Trung tâm dịch vụ - khách hàng được thành lập năm 2008, có nhiệm vụ sẵn sàng tư vấn, tiếp nhận, giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách thỏa đáng, đó giúp khách hàng ngày càng tin tưởng vào năng lực phục vụ của VNPT Nghệ An và yên tâm sử dụng dịch vụ.
Để phát triển sản xuất kinh doanh, thế hệ lãnh đạo mới của đơn vị đó chú trọng đầu tư nâng cao năng lực mạng lưới. Mạng truyền dẫn nội tỉnh đó được cáp quang hóa đến tất cả các huyện, thị với chiều dài 3.000 km, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốc độ cao đến hơn 90% số xã của Nghệ An. Qua mạng cáp quang này, tiến hành lắp đặt trên 1.000 đầu thiết bị truyền dẫn quang, viba các loại, mạng MAN-E tạo thành hệ thống truyền dẫn vững chắc cho các dịch vụ thoại và thuê kênh riêng.
Lễ khai trương dịch vụ SônglamTV
|
Sở hữu một mạng lưới rộng khắp với hàng ngàn trạm viễn thông, VNPT Nghệ An đó khắc phục mọi khó khăn, phát triển năng động với nhiều loại hình dịch vụ viễn thông và CNTT như: điện thoại cố định có dây và không dây, dịch vụ Internet tốc độ cao MegaVnn, dịch vụ di động, dịch vụ 3G, dịch vụ cáp quang đến nhà thuê bao, dịch vụ truyền hình tương tác IPTV bao gồm SongLamTV và MyTV, các dịch vụ nội dung (SMS, 1080, 8011...), thuê kênh truyền số liệu,... Cùng với đó, VNPT Nghệ An cũng đó đa dạng hóa các gói cước, phục vụ mọi đối tượng xó hội như: Y tế, Giáo dục & ĐT, cán bộ chính quyền, học sinh, sinh viên, gia đình, doanh nghiệp v.v…
Đến nay, toàn mạng VNPT đã có hơn 250 tổng đài và trạm chuyển mạch với tổng dung lượng gần 500.000 số, có gần 500 trạm BTS VinaPhone đang hoạt động và đang được tiếp tục đầu tư xây dựng nhằm phủ sóng đến hầu hết các xã trong tỉnh. Mạng truy nhập Internet băng rộng gần 250 điểm cung cấp dịch vụ với gần 100.000 cổng kết nối. Hệ thống tổng đài với hơn 250 tổng đài vệ tinh có tổng dung lượng nửa triệu số đảm bảo cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến đến những vùng sâu xa nhất. Năm 2009, VNPT Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch: Doanh thu phát sinh là 525 tỉ đồng, đạt 103% KH, bằng 129% so với năm 2008 (440 tỉ đồng ); phát triển mới 100.000 thuê bao các loại, đạt 116,2% kế hoạch năm.
Nắm bắt và phát huy tối đa cơ hội từ việc chia tách bưu chính - viễn thông, thể hiện bằng sự phát triển mang tính đột phá trong hai năm gần đây, Bưu điện và VNPT Nghệ An đã khẳng định được vị trí chủ lực trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn.
Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của Bưu điện - Viễn thông Nghệ An đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển văn hoá và dân trí cho nhân dân. Phát huy truyền thống 65 năm xây dựng và trưởng thành, hai lần được Nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng, Bưu điện và Viễn thông Nghệ An đã vững vàng vượt qua nhiều thử thách. Tin tưởng rằng, với những bước đi bền vững trong thời kỳ hội nhập, Bưu chính và VNPT Nghệ An sẽ tiếp tục xứng đáng là lá cờ đầu của ngành Bưu chính Viễn thông Việt
(Hoa Mơ)