Lễ giỗ đã được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo đúng nghi thức truyền thống của dân tộc. |
Phan Bội Châu tên húy là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26/12/1867 tại xã Nam Hòa (nay xã Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình hàn Nho yêu nước. Thuở thiếu thời, Phan Văn San là người thông minh, mẫn tiệp. Chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, người dân lầm than, cậu Nho San đã nhen nhóm tư tưởng yêu nước thương nòi, quyết tâm tìm ra con đường cứu nước.
Với chủ trương cứu nước theo khuynh hướng bạo động, Phan Bội Châu đã thành lập Duy Tân hội, Việt Nam Quang Phục hội để tập hợp lực lượng và nhờ viện trợ của bên ngoài. Nổi bật nhất là phong trào Đông Du đã tạo nền tảng cho những thay đổi của đất nước đầu thế kỷ XX.
Giữa năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải, giải về nước, đem xử ở tòa Đề hình Hà Nội.
Dâng hương tại lễ giỗ |
Trước phong trào đấu tranh của Nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, cụ được đưa về an trí tại Huế. Khi đã là Ông già Bến Ngự, cụ Phan vẫn chan chứa biết bao nỗi niềm tâm sự hy vọng vào thế hệ trẻ, vào sự thành công của cách mạng.
Ngày 29/10/1940, tức ngày 29/9 năm Canh Thìn, cụ Phan Bội Châu trút hơi thở cuối cùng tại căn nhà tranh ở dốc Bến Ngự.
Toàn cảnh lễ giỗ. |
Lễ giỗ đã được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo đúng nghi thức truyền thống của dân tộc.
Trong không khí linh thiêng, trang trọng, các đại biểu đã dâng nén hương thơm, lẵng hoa tươi thắm bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn vô hạn và rất đỗi tự hào đối với bậc tiền bối cách mạng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Tuy phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng với tinh thần “Đồng châu, đồng chủng, đồng văn” không thành công, nhưng tấm lòng kiên trung và quá trình hoạt động cách mạng của cụ những năm đầu thế kỷ XX vẫn trường tồn, là kho tàng lịch sử quý báu để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ dân tộc Việt Nam./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin