Doanh nghiệp tự giới thiệu

Các cách quản lý tài sản phổ biến trong doanh nghiệp

14:35, 09/10/2024
Mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ khi nắm vững cách quản lý tài sản hiệu quả đều có thể giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận. Đây là việc làm quan trọng để bảo vệ được nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Bài viết này sẽ bật mí các cách quản lý tài sản trong doanh nghiệp tối ưu nhất để bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1.     Các loại hình tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản doanh nghiệp là toàn bộ nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu và sử dụng để phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Tài sản doanh nghiệp được phân loại dựa trên đặc điểm, nguồn gốc hình thành, hình thức biểu hiện và thời gian sử dụng.

Hiện nay, tài sản doanh nghiệp được chia thành 2 loại chính với các đặc điểm sau:
●    Tài sản cố định hữu hình: Gồm tài sản cố định hữu hình (nhà cửa, công trình kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, gia súc; kết cấu hạ tầng).
●    Tài sản cố định vô hình: Gồm bằng sáng chế, quyền phát hành, quyền sử dụng đất, bí mật kinh doanh, thương hiệu…
 

Tài sản doanh nghiệp là nguồn lực để doanh nghiệp phát triển, hoạt động bền vững.
Tài sản doanh nghiệp là nguồn lực để doanh nghiệp phát triển, hoạt động bền vững.

Ngoài ra, dựa vào vòng đời của tài sản, tài sản doanh nghiệp còn được chia thành 2 nhóm: 
●    Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản tồn tại và sử dụng dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp gồm tiền, chứng khoán, hàng tồn kho…
●    Tài sản dài hạn: Là thời gian sử dụng lâu dài trên 12 tháng và được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị lớn và hình thái giá trị của tài sản ít khi thay đổi trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn gồm sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác.

2.    Các nguyên tắc quản lý tài sản hiệu quả

Để quản lý tài sản hiệu quả, doanh nghiệp nên áp dụng đồng thời các nguyên tắc:
●    Nguyên tắc kế hoạch: Việc sử dụng, phân bổ tài sản cần được thực hiện theo kế hoạch. Mỗi tài sản cần có mục tiêu sử dụng rõ ràng, phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp.
●    Nguyên tắc kiểm soát: Kiểm soát tài sản cố định, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát các khoản phải thu và phải trả…
●    Nguyên tắc đánh giá: Doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản nhằm đo lường mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra, từ đó phát hiện các vấn đề và đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Các chỉ số đánh giá tài sản như: Tỷ lệ hoạt động của máy móc, chi phí bảo trì tài sản...
●    Nguyên tắc bảo vệ: Bảo vệ tài sản khỏi hư hỏng, mất cắp, đảm bảo an toàn cho tài sản.

Doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc để quản lý tài sản hiệu quả.
Doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc để quản lý tài sản hiệu quả.

3.    Các công cụ hỗ trợ quản lý tài sản

Ngày nay, các doanh nghiệp có thể quản lý tài sản một cách chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm thời gian thông qua các công cụ hỗ trợ sau:
●    Phần mềm quản lý tài sản: Faceworks, Hinet, gAMSPro, GiaiPhapTot và MISA AMIS…
●    Báo cáo tài chính: Sử dụng các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài sản của doanh nghiệp từ đó xác lập và điều chỉnh phương án chi tiêu hợp lý. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp vay bổ sung vốn lưu động tại ngân hàng
●    Phân tích tài chính: Áp dụng các phương pháp phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản như phương pháp so sánh; liên hệ, đối chiếu, phân tách đoạn; phân chia, phân tích nhân tố…

4.    Quản lý dòng tiền và nhu cầu vốn

Cách quản lý tài sản trong doanh nghiệp hiệu quả cũng thể hiện qua cách quản lý dòng tiền và huy động vốn.
Quản lý dòng tiền:
●    Vai trò: Quản lý dòng tiền là quá trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát các khoản thu và chi của doanh nghiệp, giúp đảm bảo nguồn tài chính ổn định, tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro tài chính, định hướng chiến lược kinh doanh và nâng cao uy tín trên thị trường.
●    Các phương pháp quản lý dòng tiền hiệu quả: Tối ưu hóa mọi chi phí; lập kế hoạch quản lý dòng tiền; kiểm soát kỹ các khoản thu, chi và nợ phải trả; sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ quản lý dòng tiền.

Đánh giá và giải quyết nhu cầu vốn:
●    Xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp, đặc biệt khi vay vốn doanh nghiệp nhỏ, việc xác định nhu cầu vốn và kế hoạch sử dụng vốn giúp giảm rủi ro trong việc quản lý tài chính. 
●    Tìm hiểu, liệt kê các nguồn vốn có thể huy động. Doanh nghiệp nếu cần bổ sung vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh có thể cân nhắc vay hạn mức kinh doanh. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt với thủ tục đơn giản, nhanh chóng và doanh nghiệp có thể tự chủ hoàn toàn trong việc sử dụng vốn vay để phục vụ mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp nên áp dụng đồng thời các cách quản lý tài sản trong doanh nghiệp. Có như vậy, tài sản mới được giảm sát, bảo vệ và tăng khả năng sử dụng một cách tối ưu nhất. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh và đưa doanh nghiệp tiến đến thành công bền vững.
 

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện